Báo Cáo Vai trò của gia đình người dân nông thôn ven biển trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái tại

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Như chúng ta đã biết vấn đề gia đình đang được hầu hết các quốc gia quan tâm. Bởi vai trò và chức năng to lớn của nó đối với sự phát triền của xã hội. Đặc biệt chức năng sáng tạo ra con người, giáo dục nhân cách cung cấp nguồn lực cho xã hội được coi là chức năng cơ bản. Đảng và nhà nước ta ngay từ rất sớm đã quan tâm đến gia đình coi đó là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển.
    Xã Hải Hoà có bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Đặc biệt với lợi thế kinh tế biển, trong những năm qua việc đánh bắt hải sản, buôn bán rất phát triển, đời sống của người dân khá lên rất nhiều. Những thay đổi về kinh tế xã hội đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người dân trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái và được người dân coi trọng trình độ học vấn. Họ cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo đó là trình độ học vấn thấp. Các bậc cha mẹ đều mong con cái mình đến trường, học hành đầy đủ để có thể đỗ đạt, làm một nghề ổn định, có thu nhập cao, nghề nghiệp trong ngành cán bộ công nhân viên chức được các bậc cha mẹ hết sức coi trọng.
    Nghề nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với cuộc đời của mỗi con người và sự phát triển đi lên của một quốc gia. Nhất là trong tình hình kinh tế, xã hội của xã Hải Hoà hiện nay, để có thể khai thác được mọi tiềm năng, phát triển kinh tế bền vững thì cần một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, hoàn thành được mọi nhiệm vụ. Vì vậy việc định hướng nghề nghiệp cho con cái của người dân có một tầm quan trọng đặc biệt. Khi các em định hướng nghề nghệp sớm, sẽ giúp các em xác định những mục tiêu cụ thể, phấn đấu ngay trong quá trình học tập. Cha mẹ là người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự
    lựa chọn nghề nghiệp.Vì môi trường gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người vì vậy định hướng của cha mẹ tác động trực tiếp vào suy nghĩ
    cũng như xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Vấn đề là cha mẹ phải có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trong xã hội, phải định hướng như thế nào để con cái chọn được nghề phù hợp với khả năng. Đó không phải là vấn đề đơn giản, cha mẹ có định hướng đúng đắn giúp con lựa chọn nghề nghiệp phát huy mọi tố chất, năng lực, tạo điều kiện cho các em vững bước vào cuộc sống.
    Vì vậy nghiên cứu về vai trò của gia đình người dân ven biển đây là một việc làm có tính cấp bách, nhất là vùng đó là nông thôn, nơi cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục chưa được quan tâm nhiều. Nghiên cứu này cho phép ta nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan, nhằm thực hiện tốt vai trò của gia đình trong giáo dục con cái. Việc nghiên cứu này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc giáo dục con cái của người dân. Đó là việc làm cần thiết đồng thời phải luôn quan tâm nhiều hơn nữa.
    Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ có vai trò quan trọng đặc biệt với sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “ Vai trò của gia đình người dân nông thôn ven biển trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái tại xã Hải Hoà huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hoá” Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn về những vấn đề thực trạng ngành nghề của con cái và gia đình với vai trò định hướng nghề nghiệp cho con cái, đó là sự nhận thức của gia đình về ngành nghề và vai trò của gia đình người dân trong việc định hướng nghề nghiệp cho con ở vùng ven biển. Những nhân tố cơ bản tác động đến việc định hướng ngành nghề của cha mẹ đối với con cái.
    Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa với mong muốn góp phần khơi dậy ý thức của các bậc cha mẹ về trách nhiệm của họ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái, đồng thời đưa ra những gợi ý để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên một cách hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của xã hội. Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái là yếu tố đặc biệt quan trọng không chỉ riêng đối với con cái mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hải Hoà nói riêng và đối với cả nước nói chung.

    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    Ngiên cứu này không nhằm xây dựng hay phát triển lý thuyết khoa học mới mà chỉ góp phần bổ sung thêm cho những nghiên cứu xã hội học về gia đình, nghề nghiệp nhất là mảng đề tài định hướng nghề nghiệp - vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
    Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài nghiên cứu đã góp phần nâng cao vốn nhận thức về lý luận xã hội, về chức năng và vai trò của lý thuyết xã hội học cho bản thân người nghiên cứu và những người quan tâm đến xã hội học. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết, phạm trù cơ bản của xã hội học như lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết tương tác xã hội . vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số khía cạnh về chức năng giáo dục của gia đình, cụ thể là vận dụng lý thuyết xã hội học thực nghiệm để nghiên cứu các đặc chưng của cha mẹ tác động đến việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong giai đoạn hiện nay.
    2.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của vấn đề định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
    Hiểu rõ vai trò của cha mẹ đặc biệt trong giáo dục con cái, nhất là trong định hướng nghề nghiệp
    Việc định hướng nghề nghiệp tạo điều kiện cho con cái có lựa chọn phù hợp với bản thân cũng như nhu cầu của xã hội.
    Qua nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của gia đình người dân nông thôn ven biển trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái” góp phần chỉ ra những yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan giúp cho các nhà quản lý, những cơ quan chính quyền sở tại và các cấp các ngành có những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ thực hiện tốt vai trò của mình trong việc định hướng nghề nghiệp cho con.

    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng sự quan tâm của cha mẹ với việc định hướng nghề nghiệp cho con cái.
    Những nhân tố cơ bản tác động đến định hướng nghề nghiệp cho con cái
    Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp với địa phương nhằm nâng cao nhận thức cũng như định hướng nghề nghiệp của gia đình người dân ven biển có chất lượng hơn.

    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Vai trò của gia đình người dân nông thôn ven biển trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái.
    4.2 Khách thể nghiên cứu
    Định hướng của các gia đình xã Hải Hoà – Tĩnh Gia – Thanh Hoá
    4.3 Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian nghiên cứu: Xã Hải Hoà - Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hoá


    MỤC LỤC
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 3
    2.1. Ý nghĩa khoa học. 3
    2.2 Ý nghĩa thực tiễn. 3
    3. Mục tiêu nghiên cứu. 4
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát 4
    4.1 Đối tượng nghiên cứu. 4
    4.2 Khách thể nghiên cứu. 4
    4.3 Phạm vi nghiên cứu. 4
    4.4 Mẫu khảo sát 4
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5
    5.1 Phương pháp luận. 5
    5.1.1 Cách tiếp cận theo quan điểm lịch sử. 5
    5.1.2 Lý thuyết hành động xã hội 6
    5.1.3 Lý thuyết tương tác xã hội 7
    5.1.4 Lý thuyết giá trị 7
    5. 2 Phương pháp nghiên cứu. 8
    5.2.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 8
    5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu. 8
    5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu. 8
    5.2.4 Phương pháp quan sát 9
    Điều kiện, môi trường, hoàn cảnh sống của các hộ gia đình và quan sát trực tiếp con cái họ. 9
    6.Giả thuyết nghiên cứu. 9
    7. Khung lý thuyết 9
    PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 10
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 10
    1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 10
    1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn. 11
    1.2.1 Cơ sở lý luận. 11
    1.2.2 Cơ sở thực tiễn. 12
    1.3 Những khái niệm công cụ. 12
    1.3.1 Khái niện “vai trò”. 12
    1.3.2 Khái niệm “Gia đình”. 12
    1.3.3 Khái niệm “nghề nghiệp”. 13
    1.3.4 Khái niệm “định hướng nghề nghiệp”. 13
    CHƯƠNG II 14
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNH GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
    2.1Tổng quan địa bàn nghiên cứu. 14
    Đặc điểm kinh tế - xã hội 14
    Sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi - thuỷ sản. 14
    Giao thông thuỷ lợi 15
    Giáo dục. 15
    Y tế - dân số - KHHGĐ 16
    Công tác chăm sóc đối tượng chính sách, hoạt động nhân đạo từ thiện. 16
    Quốc phòng an ninh - trật tự an toàn xã hội 17
    Công tác thông tin tuyên truyền và hoạt động văn hoá văn nghệ - TDTT - VSMT 17
    2.2 Kết quả nghiên cứu. 17
    2.3.Gia đình với vai trò định hướng nghề nghiệp cho con. 22
    2.3.1 Nhận thức của gia đình về nghề nghiệp cho con cái 22
    2.3.2Những việc làm của cha mẹ trong việc giáo dục nhằm định hướng nghề nghiệp cho con cái. 25
    2.3.3 Các quyết định nhằm lựa chọn nghành nghề cho con cái 29
    2.3.4 Vai trò của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp. 32
    2.4 Những nhân tố cơ bản tác động đến việc định hướng nghề nghiệp. 34
    2.4.1 Lực học của con – một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới việc định hướng bậc học cho con. 35
    PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
    1 KẾT LUẬN 37
    2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 39
    2.1 Những kiến nghị 39
    2.2. Những giải pháp. 41
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
    BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...