Luận Văn Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tễ xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tễ xã hội

    Phần mở đầu

    I. Sự cần thiết phải nghiên cứu vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tễ Xã hội
    Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam( có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả giác độ vĩ mô và vi mô.Trên giác độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi Xã hội cho con người, là 3 khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên giác độ vi mô, FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước . Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của VIệt Nam. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi FII có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển thì FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách .
    Thực tế trong những năm qua cũng như dự báo cho giai đoạn tới đã khẳng định tầm quan trọng của FDI với phát triển kinh tê ở nước ta hiện nay. Đánh giá đúng vị trí, vài trò của đầu tư nước ngoài, Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tao thêm nhiều việc làm và đề ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài(chủ yếu là FDI) đối với chiến lược phát triển KT-XH của cả nước.
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về vai trò của FDI tới phát triển kinh tế, những tác động của nguồn vốn này đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Từ đó đưa ra các giải pháp cũng như các điều kiện đảm bảo vốn FDI cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là những tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp để đạt được những mục tiêu phát triển trong tương lai.



    Phần mở đầu
    I. Sự cần thiết phải nghiên cứu vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tễ Xã hội
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Chương I: Cơ sở lý luận
    I. Những vấn đề cơ bản về FDI
    1. FDI là gì
    1.1. Một vài khái niệm về FDI
    1.2. Đặc điểm của FDI
    2. Phân loại FDI
    3. Nhân tố thúc đẩy FDI
    3.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
    3.2. Chu kỳ sản phẩm
    3.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
    3.4.Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
    3.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
    3.6.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
    II. Các mô hình về vai trò của nguồn vốn đối với tăng trưởng
    1.Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
    2. Mô hình Harrod- domar
    Chương II : Vai trò của FDI với phát triển kinh tế ở Việt Nam
    I. Vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế
    1. Góp phần tăng nguồn vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển KTXH
    2. FDI với nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mô
    3. Góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho nước chủ nhà và góp phần tạo động lực cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
    4. Tác động tới xuất khẩu và cán cân thanh toán
    5. Tác động tới quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
    II. Vai trò của FDI với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
    III. Vai trò của FDI với đảm bảo phúc lợi Xã hội cho con người
    Chương III: Giải pháp trong việc thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam
    1. Một số vấn đề thống nhất về quan điểm thu hút và sử dụng FDI theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX của Đảng
    2. Một số giải pháp về sử dụng hiệu quả FDI
    2.1. Về pháp luật, chính sách
    2.2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN
    2.3. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư
    2.4 Giải pháp về lao động tiền lương
    2.5. Giải pháp về Thuế
    2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
    Kết luận
    [​IMG]

     
Đang tải...