Thạc Sĩ Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
    Định dạng file word


    Mục lục
    Mở đầu
    Chương 1: trí thức và vai trò của trí thức đối với sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh quảng bình 7
    1.1. Trí thức và vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình và yêu cầu đối với đội ngũ trí thức của tỉnh
    Chương 2: Thực trạng và một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    2.1. Thực trạng vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình
    2.2. Một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    PHụ LụC


    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    ở mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, đội ngũ trí thức là lực
    lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.
    Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực
    tiếp, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới
    đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, mà thực chất là quá trình
    chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế
    chủ yếu dựa vào tri thức con người. Chính vì vậy, vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ
    trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự
    phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
    Nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập với thế giới
    theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt
    chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là
    phát triển nguồn lực con người. Muốn thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình
    trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
    năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao
    nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội
    ngũ trí thức. Vậy nên, trong suốt tiến trình cách mạng, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức
    luôn được đề cao, tôn vinh; việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nước
    nhà luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
    Năm 2008, tại Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X), Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây
    dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó
    nhấn mạnh vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay: “Trí thức Việt Nam là
    lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát
    triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[20, tr.90].
    Là một bộ phận của đội ngũ trí thức nước nhà, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình có
    một vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và
    cũng luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm phát triển. Vậy nên, trong nhiều
    năm qua, cùng với đội ngũ trí thức của cả nước, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình đã có
    sự tăng lên về số lượng, nâng dần về chất lượng. Đội ngũ này đã có những đóng góp nhất
    định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát
    triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh; góp phần trực tiếp từng bước xoá đói, giảm nghèo,
    nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.
    Tuy vậy, trước những đặc điểm và yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số lượng và chất
    lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; cơ cấu còn có những mặt bất hợp
    lý, đặc biệt là về ngành nghề. Là một tỉnh duyên hải miền Trung, có nhiều lợi thế tiềm
    năng về nông-lâm-ngư nghiệp và du lịch nhưng bộ phận trí thức làm việc trong các
    lĩnh vực, ngành nghề này còn yếu, đặc biệt là thiếu những trí thức có trình độ cao và
    có chuyên môn giỏi. Nhìn chung, vai trò của đội ngũ trí thức trong việc thực hiện
    nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh còn nhiều hạn chế. Quảng Bình hiện
    vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhất là khu vực nông thôn. Để
    sớm thoát nghèo và phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình cần phát huy vai trò của đội
    ngũ trí thức. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu
    để có các giải pháp pháp thiết thực, phù hợp.
    Vì những lẽ trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Vai trũ của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng
    Bỡnh trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
    luận văn thạc sĩ triết học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết hết sức có giá trị đã
    được công bố nghiên cứu về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức. Trong quá trình
    nghiên cứu thực hiện luận văn này, ngoài khai thác các giá trị kinh điển, các quan điểm,
    tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và một số tư liệu khác, tác giả chú trọng tham
    khảo sâu hơn một số công trình khoa học, luận văn, luận án liên quan trực tiếp đến đề tài
    để có sự kế thừa và tránh trùng lắp. Cụ thể như sau:
    - Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch: Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước,
    Nxb Lao động, Hà Nội,1998. Trong công trình này các tác giả đã khái quát tình hình biến
    đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm
    cũng như những hạn chế của trí thức Việt Nam các tác giả đã đề ra những giải pháp xây
    dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
    - Nguyễn Thanh Tuấn: Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội,1998: Trong công trình này tác giả đã nêu và phân tích những đặc trưng cơ bản
    của trí thức nói chung, trí thức Việt Nam nói riêng cùng lịch sử hình thành và phát triển
    của đội ngũ này. Đồng thời, tác giả cũng đã khai thác những đặc trưng mang tính truyền
    thống dân tộc của trí thức Việt Nam qua đó đề xuất một số phương hướng đổi mới công
    tác quản lý và chính sách đối với đội ngũ này để họ phát huy vai trò một cách có hiệu
    quả.
    - Phạm Tất Dong: Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây là công trình chung
    của tập thể tác giả. Từ việc nghiên cứu tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
    và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ, các tác giả đã khẳng định vai trò đồng thời
    làm rõ ưu, nhược điểm của đội ngũ trí thức ở nước ta, từ đó đề xuất những định hướng
    trong hoạch định chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 -2010.
    - Bùi Thị Ngọc Lan: Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
    một cách khá công phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước, tác
    giả đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát huy có
    hiệu quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Nguyễn Đắc Hưng: Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trong công trình này, khái niệm trí thức, nguồn gốc
    hình thành, vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được
    tác giả nghiên cứu khá kỹ. Tác giả cũng đã trình bày một số vấn đề bức xúc đang đặt ra
    cho đội ngũ trí thức nước nhà và đề xuất một số phương hướng xây dựng, phát triển đội
    ngũ trí thức.
    Ngoài những công trình trên còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có nội
    dung và phạm vi nghiên cứu gần với đề tài hơn như: Đặng Thị Mai : Đội ngũ trí thức tỉnh
    Hải Dương trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và giải pháp,
    Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2003; Nguyễn Xuân Phương: Vai trò của trí thức thủ
    đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ triết học, Hà
    Nội, 2004; Võ Quốc Tín: Đội ngũ trí thức tỉnh Cà Mau trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2008. Tuy nhiên, các luận án, luận văn này
    đều có cách tiếp cận khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu cũng
    như hướng giải quyết vấn đề cũng không giống nhau.
    Trên thực tế, cho đến nay chưa có một đề tài khoa học, một công trình nghiên cứu
    nào đề cập một cách trực tiếp, có chủ ý và có hệ thống đến vai trò của đội ngũ trí thức
    tỉnh Quảng Bình, kể cả trên địa bàn tỉnh.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích của luận văn:
    Trên cơ sở lý luận mác-xít và thực tiễn của Quảng Bình luận văn phân tích các giải
    pháp để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp đẩy
    mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hiện nay.
    - Nhiệm vụ của luận văn:
    Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    + Làm rõ quan niệm về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá đất nước.
    + Phân tích thực trạng của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình; đánh giá vai trò của
    đội ngũ này trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, tìm ra nguyên nhân,
    đặc biệt là các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, những vấn đề đặt ra đối với việc phát
    huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
    + Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng
    Bình trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỉnh đang thực hiện.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình, chủ yếu là đội ngũ
    trí thức do ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của trí thức Quảng
    Bình ở một số lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới, thời gian từ khi tái thành lập tỉnh năm
    1989, đặc biệt trong giai đoạn tỉnh bước vào thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá cho đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận cơ bản của luận văn là những quan điểm của chủ
    nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng ta về trí thức và
    vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới. Luận văn cũng kế thừa những thành tựu
    nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến nội dung luận văn.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
    nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê,
    điều tra xã hội học.
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai
    đoạn hiện nay, đặc biệt là vai trò của đội ngũ trí thức do UBND tỉnh quản lý.
    - Luận văn đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát huy vai trò của đội ngũ trí
    thức tỉnh Quảng Bình trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh,
    của đất nước.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của trí thức
    trong sự tiến bộ xã hội, bổ sung làm rõ thêm những đặc điểm cơ bản của trí thức Việt
    Nam nói chung, trí thức Quảng Bình nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá.
    - Về mặt thực tiễn: Các giải pháp nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí thức của tỉnh
    Quảng Bình được đề xuất trong luận văn này khi áp dụng thực hiện sẽ góp một phần làm
    chuyển biến việc xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình, để đội ngũ này có đóng góp
    xứng đáng và to lớn hơn nữa trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
    phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay, góp phần đưa tỉnh thoát nghèo và trở thành
    một tỉnh giàu mạnh.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2
    chương, 4 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình (2003), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về
    đề tài khoa học: Nghiên cứu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá tỉnh Quảng Bình đến năm 2010, Quảng Bình.
    2. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình (2008), Báo cáo về thực trạng đội ngũ
    trí thức, những giải pháp xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức trong thời kỳ
    đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế,
    Quảng Bình.
    3. Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch (1998), Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước,
    Nxb Lao động, Hà Nội.
    4. Cục Thống kê Quảng Bình (2007), Niên giám thống kê năm 2007, Quảng Bình.
    5. Cục Thống kê Quảng Bình (2009), Quảng Bình 20 năm xây dựng và phát triển, Quảng
    Bình.
    6. Chu Hảo (2008), Không có tư duy phản biện không phải là trí thức,
    http://chungta.com , 01/92008.
    7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng Chủ biên) (2002),
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (1995), Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam
    trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Phạm Việt Dũng (1988), Vị trí và vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ
    lên CNXH ở Việt Nam, Luận án PTS triết học, Hà Nội.
    11. Võ Văn Đức (2007), Quan niệm về công nghiệp hoá của Lênin và bài học kinh nghiệm
    đối với Việt Nam hiện nay, http://vietnamnet, 5/11/2007.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
    lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
    Trung ương khoá VII, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung
    ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
    Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Những quan điểm cơ bản của các
    nhà kinh điển về tầng lớp trí thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Đề tài
    cấp bộ 1999-2000, Hà Nội.
    23. http://hobuivietnam.com, ngày 14/2/2007.
    24. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Phan Thanh Khôi (1992), Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta
    hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội.
    26. Phan Thanh Khôi (1996), "Những bài học từ quan điểm của V.I.Lênin về trí thức",
    Thông tin khoa học xã hội, (4), tr. 3-8.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...