Luận Văn Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyên An Phú, tỉnh An Giang từ n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    2.1. Mục đích nghiên cứu 2
    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp của khóa luận 3
    5.1. Về lí luận 3
    5.2 Về thực tiễn . 3
    6. Kết cấu của khóa luận 3
    II. NỘI DUNG KHÓA LUẬN.
    Chương 1: Cơ sở lí luận về vai trò của đội ngũ giáo viên phổ thông trong sự
    nghiệp.
    1.1. Khái niệm giáo viên phổ thông và đặc điểm lao động của giáo viên phổ
    thông .6
    1.1.1. Khái niệm giáo viên phổ thông . 6
    1.1.2. Đặc điểm lao động của giáo viên phổ thông 8
    1.1.2.1. Hoạt động dạy học của giáo viên phổ thông là hoạt động đòi hỏi có
    trí tuệ và sự sáng tạo cao 8
    1.1.2.2. Lao động của giáo viên phổ thông không chỉ là lao động trí óc mà còn lao
    động chân tay 9
    1.2.1.3. Giáo viên phổ thông không chỉ có trí tuệ mà phải có phẩm chất đạo
    đức tốt, có lòng yêu thương con người 10
    1.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên phổ thông trong sự nghiệp phát triển giáo
    dục – đào tạo .11
    1.2.1. Đội ngũ giáo viên phổ thông là nguồn nhân lực quan trọng trong sự
    nghiệp giáo dục và đào tạo .12
    1.2.2. Đội ngũ giáo viên phổ thông góp phần quyết định chất lượng giáo
    dục và đào tạo 13
    1.2.3. Đội ngũ giáo viên phổ thông góp phần đào tạo nhiều thế hệ tương lai
    của đất nước . 15
    Chương 2: Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở
    huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    2.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện An Phú,
    tỉnh An Giang . 18
    2.1.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên .18
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19
    2.1.2.1. Điều kiện kinh tế . 19
    2.1.2.2. Điều kiện xã hội 20
    2.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở
    huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay 21
    2.2.1. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú là lực lượng quan trọng
    trong cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
    giáo dục” 21
    2.2.2. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú góp phần giáo dục, nâng cao
    đạo đức, lối sống cho học sinh .23
    2.2.3. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú không ngừng đổi mới nội dung và
    phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 25
    2.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế từ vai trò của đội ngũ giáo
    viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ
    năm 2001 đến nay 27
    2.3.1. Những kết quả đạt được . 27
    2.3.2. Những hạn chế 30
    2.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ
    giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang
    trong thời gian tới 33
    2.4.1. Rà soát và đánh giá đúng thực trạng về số lượng và chất lượng giáo viên
    phổ thông . 33
    2.4.2. Đổi mới mạnh hơn nữa về nội dung và phương pháp dạy và học ở các
    bậc học 34
    2.4.3. Tăng cường nguồn đầu tư ngân sách và đầu tư có hiệu quả cho hệ thống
    giáo dục và đào tạo ở các bậc học 36
    2.4.4. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi cho cán bộ trí thức, giáo viên, học sinh
    vùng sâu, vùng xa 38
    III- PHẦN KẾT LUẬN . 41
    BẢNG PHỤ LỤC . 43
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
    Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài:
    Trong xu thế phát triển của thời đại, các quốc gia trên thế giới đang
    phấn đấu hết mình để đưa nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển đạt trình
    độ cao nhất. Để đáp ứng được tình hình đó, mỗi quốc gia cần phải trang bị cho
    mình một nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực chịu tác động bởi nhiều
    nhân tố: Giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường . Nhưng
    giáo dục và đào tạo là nhân tố cốt lõi, là cơ sở của các nhân tố khác và đồng
    thời cũng là cơ sở quan trọng nhất cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội bền
    vững. Có thể nói, giáo dục và đào tạo là con đường, biện pháp tối ưu nhằm
    nâng cao trình độ về mọi mặt cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì thế,
    để phát triển đất nước thì điều cần thiết các quốc gia phải chú trọng phát triển
    sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Và trong sự nghiệp đó, mỗi quốc gia cần có sự
    quan tâm đặc biệt đến nguồn lực, vai trò của đội ngũ giáo viên. Bởi vì, đội ngũ
    giáo viên chính là lực lượng quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục và
    đào tạo, đồng thời, họ cũng là một nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã
    hội của đất nước.
    Việt Nam - một đất nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa. Sự nghiệp phát triển của đất nước Việt Nam luôn gắn với những mục
    tiêu cụ thể là làm cho nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc và ngày
    càng được nâng cao về trí tuệ, về phẩm chất đạo đức. Sự nghiệp đó không thể
    thực hiện được nếu như thiếu vai trò của giáo dục và đào tạo, và cũng không
    thể thực hiện được nếu như thiếu vai trò của đội ngũ giáo viên. Vì thế, Đại hội
    đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã khẳng đinh: “Giáo dục và đào tạo
    cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
    lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [35; 94 - 95].
    Đảng ta đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo, cũng như vai
    trò của đội ngũ giáo viên. Điều này được ghi nhận trong Văn kiện Hội nghị lần
    thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
    chấp hành Trung ương khóa VIII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của
    Đảng lần thứ VIII, IX và đã đuợc khẳng định lại trong Văn kiện Đại hội đại hội
    đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao
    chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ
    sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của
    học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng
    Trang 1
    Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
    mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với
    tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh
    và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại. Triển khai thực hiện hệ thống
    kiểm định khách quan, trung thực chất lượng Giáo dục và Đào tạo” [35; 207].
    An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có những thuận
    lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn trên
    con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà trước hết là công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để tháo gỡ một phần khó khăn của tỉnh,
    cần phát huy nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực có trí tuệ cao. Muốn
    phát huy nguồn nhân lực đó, trước hết tỉnh cần đẩy mạnh phát triển giáo dục và
    đào tạo, phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên, xem đây là nhiệm vụ quan
    trọng và cấp thiết nhất hiện nay.
    An Phú là một huyện đầu nguồn sông Cửu Long thuộc tỉnh An Giang,
    với diện tích tự nhiên là 208,97 km2. Huyện có nhiều cửa khẩu biên giới thuận
    lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
    của huyện phát triển tương đối ổn định, nhưng nhìn chung thì chất lượng phát
    triển các lĩnh vực đó chưa cao so với cả nước. Đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và
    đào tạo, mặc dù hiện nay giáo dục và đào tạo của huyện đã có nhiều tiến bộ
    đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế nhất định. Trong đó,
    giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là sự hạn chế về việc
    phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
    phổ thông của huyện. Sự hạn chế đó là mối quan tâm hàng đầu không chỉ riêng
    ở huyện An Phú mà trên cả nước ta.
    Trước yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và
    giáo dục phổ thông huyện An Phú nói riêng và để góp phần khắc phục những
    hạn chế, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để phát huy vai trò của đội ngũ giáo
    viên phổ thông nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển cao hơn trong lĩnh vực
    giáo dục phổ thông của huyện. Tôi đã chọn khóa luận: “Vai trò của đội ngũ
    giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú tỉnh An Giang
    từ năm 2001 đến nay” làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
    2.1. Mục đích:
    Khóa luận nhằm làm rõ vai trò của đội ngũ giáo viên, góp phần phát
    triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.
    Trang 2
    Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
    2.2. Nhiệm vụ:
    - Tìm hiểu vai trò của giáo dục và đào tạo và vai trò của đội ngũ giáo
    viên phổ thông trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
    - Làm rõ vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ
    thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của
    đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An
    Giang trong những năm tới.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    Khóa luận chỉ nghiên cứu vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển
    giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lí luận
    chung.
    - Phương pháp cụ thể: Phân tích, thống kê, so sánh kết hợp với phương
    pháp logic - lịch sử.
    5. Đóng góp của khóa luận.
    5.1. Về lí luận:
    Khóa luận góp phần hệ thống hóa vai trò của đội ngũ giáo viên phổ
    thông trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
    5.2. Về thực tiễn:
    - Góp phần làm rõ vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo
    dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của
    đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An
    Giang.
    - Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể là nguồn tài liệu để cấp ủy
    Đảng và chính quyền địa phương tham khảo trong quá trình phát huy vai trò
    của đội ngũ giáo viên trong giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An
    Giang.
    6. Kết cấu của khóa luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...