Chuyên Đề Vai trò của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trong hoạt động của UBND thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ L

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói cấp xã là cấp gần dân nhất là nền tảng của bộ máy chính quyền hành chính của Nhà nước. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi. Như vậy, có thể hiểu chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trong 4 cấp hệ thống chính quyền ở nước ta. Cấp xã trực tiếp thực hiện những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cấp trên giao phó và đồng thời phát triển kinh tế xã hội củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật và các quyết định sự ủy quyền của cấp trên trực tiếp với dân là nơi đầu tiên giải quyết các yêu cầu của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Để UBND cấp xã thực hiện tốt nâng cao hiệu quả điều hành bộ máy chính quyền cơ sở trong thực tiễn công tác quản lý Nhà nước. Chính vì vậy chính quyền các cấp cơ sở nói chung và UBND cấp xã nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng cơ cấu tổ chức điều hành bộ máy chính quyền cơ sở đồng thời là yếu tố chi phối đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trên địa bàn đạt hiệu quả cao, chính trị ổn định đời sống nhân dân được cải thiện. Muốn được như vậy trước hết đội ngũ cán bộ chính quyền ở cơ sở có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp cách mạng đặc biệt là công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.
    Vì vậy muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, chính phủ giải thích cho nhân dân hiểu rõ việc thi hành hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy ở địa phương nào làm tốt công tác cán bộ, công nhân viên chức trong sạch vững mạnh thì tình hình kinh tế xã hội ổn định, kinh tế phát triển đời sống nhân dân được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, ngược lại ở một địa bàn công tác cán bộ không được trú trọng quan tâm thì đội ngũ cán bộ yếu kém, mất đoàn kết muốn nâng cao hiệu quả điều hành bộ máy chính quyền cơ sở thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy chính quyền, đó là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền. Thị trấn Thanh Nhật thuộc thị trấn vùng sâu vùng xa của tỉnh Cao Bằng, thị trấn được thành lập năm 2007. Thanh Nhật Là một thị trấn vẫn còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội chưa được phát triển mạnh, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân còn nhiều hạn chế. Nhiều năm gần đây tuy các cấp chính quyền, ban thường vụ Huyện ủy, UBND quan tâm tập trung đầu tư xây dựng thị trấn thực sự trở thành trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội của Huyện. Đồng thời từng bước đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH theo đường lối đổi mới của Đảng phát huy cao độ và tập trung mọi nguồn lực sẵn có của địa phương, xây dựng thị trấn đạt nhiều kết quả. Chính vì lý do trên em đã lựa chọn đề tài "Vai trò của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trong hoạt động của UBND thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp. Là vấn đề nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức huyện nhà và cũng là phục vụ cho bản thân trong quá trình công tác sau này.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Tiểu luận tập trung vào phân tích và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền ở UBND thị Trấn Thanh Nhật để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền UBND thị trấn Thanh Nhật
    Để thực hiện được mục đích nêu trên thì phải thực hiện được những nhiệm vụ như sau:
    - Khảo sát thực tế và làm rõ thực trạng bộ máy chính quyền ở UBND thị trấn.
    - Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản có liên quan đến bộ máy chính quyền ở UBND thị trấn.
    - Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản có liên quan đến bộ máy chính quyền ở UBND thị trấn.
    - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở UBND thị trấn.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Về không gian: trên địa bàn huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng.
    3.2. Về thời gian: từ năm 2010 đến nay
    3.3. Về nội dung: Đối tượng nghiên cứu là chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đảng viên chính quyền tại UBND thị trấn Thanh Nhật.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Các phương pháp cụ thể:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp tổng hợp, phân tích
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các đồng chí cán bộ Đảng và các ban ngành đoàn thể có kinh nghiệm.
    5. Kết cấu tiểu luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đội ngũ cán bộ công chức chính quyền tại UBND Thị trấn Thanh Nhật.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền tại UBND thị trấn Thanh Nhật.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền tại UBND thị trấn Thanh Nhật - huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng.



    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI UBND THỊ TRẤN THANH NHẬT. 4
    1.1.3. Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 7
    1.1.3.1. Khái niệm chất lượng. 7
    1.1.3.2. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 8
    1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 9
    1.2.1. Phẩm chất chính trị 9
    1.2.2. Năng lực thực thi công vụ. 9
    1.2.2.1. Kiến thức. 10
    1.2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp. 12
    1.2.3. Ý thức đạo đức công vụ. 13
    1.2.4. Các yếu tố khác. 14
    1.3. Những yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 15
    1.3.1. Yếu tố nhận thức của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 15
    1.3.2. Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 15
    1.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng. 16
    1.3.4. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. 16
    1.3.5. Yếu tố văn hóa địa phương. 17
    1.3.6. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền UBND Thị trấn Thanh Nhật- Huyện Hạ Lang – Tỉnh Cao Bằng. 18
    1.4. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức UBND Thị Trấn Thanh Nhật- Huyện Hạ Lang. Tỉnh Cao Bằng. 18
    1.4.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của cán bộ, công chức UBND Thị Trấn Thanh Nhật,huyện Hạ Lang ,tỉnh Cao Bằng. 18
    1.4.3. Xuất phát từ thực trạng bất cập về trình độ của cán bộ, công chức UBND thị trấn Thanh Nhật 20
    CHƯƠNG II 21
    THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐẢNG VIÊN CHÍNH QUYỀN Ở HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG 21
    2.1. Khái quát chung về huyện Hạ Lang. 21
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 21
    2.1.1.1. Vị trí địa lý. 21
    2.1.1. Tình hình , chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương cơ sở: 22
    2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng. 26
    2.2.1. Về số lượng. 26
    2.2.2 Về chất lượng. 28
    2.2.3 Thực trạng về phẩm chất đạo đức. 30
    2.2.2. Ưu và nhược điểm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chức chính quyền cấp xã ở huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng. 31
    2.2.2.1. Ưu điểm 31
    2.2.2.2. Nhược điểm 31
    CHƯƠNG III 34
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢN ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CHÍNH QUYỀN Ở UBND THỊ TRẤN THANH NHẬT, HUYỆN HẠ LANG - TỈNH CAO BẰNG. 34
    3.1. Phương hướng chung. 34
    3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền UBND Thị Trấn Thanh Nhật- Huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng. 35
    3.2.1. Rà soát, đánh giá và tiếp tục hoàn thiện quy định tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức ở UBND Thị Trấn Thanh Nhật. 35
    3.2.2. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức UBND Thị Trấn. 36
    3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức UBND Thị Trấn. 36
    3.2.4. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND Thị Trấn. 37
    3.2.5. Thực hiện, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức UBND Thị Trấn hợp lý. 38
    3.2.6. Xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời tăng cường chính sách thu hút nhân tài. 40
    3.2.7. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ với cán bộ, công chức. 41
    3.2.8. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ, công chức chính quyền UBND Thị Trấn Thanh Nhật. 41
    KẾT LUẬN 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...