Báo Cáo Vai trò của độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAI TRÒ CỦA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TIỂU
    THUYẾT

    A STUDY ON THE ROLE OF INTERNAL MONOLOGUE IN NOVELS

    SVTH: LÊ THỊ DIỆU,
    ĐẶNG THỊ KIM THI
    Lớp: 04SPP01, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
    GVHD: ĐOÀN THỊ NGỌC LAN
    Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng


    TÓM TẮT
    Đầu thế kỷ XX, ở Pháp, vấn đề về tiểu thuyết được đặt lại. Nhiều tiểu thuyết gia ( Paul Valéry,
    André Breton, Roger Caillois, ) cho rằng tiểu thuyết cũ không tạo được niềm tin nơi độc giả,
    rằng khi đọc tiểu thuyết cũ, độc giả bị thụ động, bị đánh lừa bởi các tình tiết mà nhà văn đã
    giàn xếp sẵn. Vì vậy, tiểu thuyết mới ra đời. Theo Nathalie Sarraute, một trong những gương
    mặt tiêu biểu của trào lưu tiểu thuyết mới, thì “tiểu thuyết mới là dòng vô tận của độc thoại nội
    tâm”. Kỹ thuật mới này có thể xoá đi những nghi ngờ, xây dựng được niềm tin và tính chủ
    động nơi người đọc. Vậy thì độc thoại nội tâm là gì? Vì sao nó có thể tạo niềm tin cho người
    đọc? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu tác phẩm “Nữ hoàng”, một tiểu thuyết
    mới của nhà văn đương thời Shan Sa. Tác phẩm viết về Võ Tắc Thiên, một nhân vật lịch sử
    có thật. Tác giả để cho nhân vật xưng “tôi”, tự kể về cuộc đời mình xen lẫn vô vàn những đoạn
    độc thoại nội tâm, làm cho người đọc bị lôi cuốn và thuyết phục.
    SUMMARY
    Novels made their comeback in France in early 20th
    centery. Several novelists (Paul Valery,
    Andre Breton, Roger Callois, .) assumed that old-fashioned novels failed to build trust in the
    readership and that when reading novels of this type, readers were often passive and led by
    the arrangements already made by the author. In that context, a new form of novels came into
    being. According to Nathalie Sarraute, one of the representatives of this new trends, the
    “introvert novels” are an endless source of the internal monologue. This new form can ease all
    the doubts and help build the trust and autonomy in readers. So what is internal monologue
    and in what way can it build trust in readers? This paper seeks to clarify this matter by looking
    into the novel “Empress”, a newly-written novel of a contemporary writer Shan Sa. It tells about
    Wu Ze Tian, a real historic character. The pronoun “I” is used throughout the novel where an
    autobiography is made in blend with a number of soliloquies, fascinating the readers from
    beginning to end.

    1. Mở đầu
    Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Hoạt động giao tiếp có thể
    chia thành hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng
    lối nói giữa người này với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của ngôn ngữ
    nhân vật, là hình thức nói với chính mình. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến hình thức độc
    thoại, mà đặc biệt là độc thoại nội tâm. Có thể nói đây là một hình thức đặc biệt trong “Nữ
    hoàng” của Shan Sa, là vấn đề phong phú, hấp dẫn cho chúng tôi đi tìm hiểu.
    1.1. Mục đích
    - Tìm hiểu những vấn đề về độc thoại nội tâm: khái niệm, những đặc trưng, hình thức,
    đặc biệt là tác dụng của nó trong tác phẩm “Nữ hoàng” của Shan Sa.
    - Giới thiệu một tác phẩm mới của một nhà văn đương thời.
    1.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về giá trị, tác dụng của độc thoại nội tâm với tiểu thuyết.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    - Đọc sách, truy cập Internet để tìm hiểu lý thuyết về độc thoại nội tâm.
    - Đọc kỹ tác phẩm “Nữ hoàng”, rút ra và phân tích tác dụng của độc thoại nội tâm
    trong từng trường hợp.
    - Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...