Tiểu Luận Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện an sinh xã hội ở nước ta

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện an sinh xã hội ở nước ta
    1. Thực trạng của việc đảm bảo ASXH tai các doanh nghiệp hiện nay


    Thực hiện an sinh xã hội là một nội dung cơ bản và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề khá cũ đối với các nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ và nó đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Theo quan niệm của Hội đồng Thương mại thế giới, thì “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(Corporate Social Responsibility ) là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”. Mặc dù có thể có nhiều cách diễn giải khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm 4 yếu tố cấu thành: (1) trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; (2) trách nhiệm về bảo vệ môi trường; (3) trách nhiệm với người lao động; (4) trách nhiệm chung với cộng đồng. Ta có thể nhóm gộp trách nhiệm (3 và 4) để hình thành trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, có thể hiểu trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện BHXH và hỗ trợ xã hội đối với người lao động và cộng đồng, mang tính chất tất yếu và thường xuyên. Nó xuất phát từ chính nhu cầu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và được quy định thực hiện bởi chính sách, pháp luật của nhà nước chứ không phải chỉ là sự trợ giúp, lòng hảo tâm, làm từ thiện của doanh nghiệp và doanh nhân đối với một số nhóm người yếu thế trong xã hội như: người tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân lũ lụt . mang tính phong trào. Doanh nghiệp thực hiện an sinh xã hội không đơn thuần chỉ là những hoạt động từ thiện, trợ giúp cộng đồng mà nó còn là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc quan tâm nâng cao chất lượng lao động và đời sống cho người lao động, cho cộng đồng và cho toàn xã hội. Hiện tượng doanh nghiệp thỏa mãn hay không thoả mãn các điều kiện về: BHXH; BHYT, trả lương thưởng; đào tạo lao động; điều kiện làm việc đúng quy định đối với người lao động, hoặc là các cam kết với cộng đồng nơi doanh nghiệp đứng chân được các phương tiện đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây chính là những khía cạnh để đánh giá doanh nghiệp có thực hiện tốt an sinh xã hội của mình hay chưa. Còn theo nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” Dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.


    Tuy nhiên trong thực tế Một số doanh nghiệp còn trốn tránh trách nhiệm về ASXH và không thực hiện đúng các qui định của nhà nước về ASXH.


    VD: Đại diện BHXH Việt Nam cho biết, hiện việc thực hiện BHXH vẫn còn không ít khó khăn, trong đó nổi cộm lên là việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm việc thực hiện pháp luật BHXH, gây khó khăn cho công tác quản lý số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.


    Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH chưa đủ mạnh nên hiện tượng trốn tránh tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia không đủ số lao động đang làm việc tại đơn vị vẫn còn xảy ra. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT chậm ban hành. Luật BHYT mới ban hành vừa có hiệu lực song qua thực tế còn có một số khó khăn vướng mắc, chẳng hạn như vấn đề cùng chi trả 5% đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số
     
Đang tải...