Tiến Sĩ Vai trò của đo áp lực bàng quang trong chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốc sốt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, các sơ đồ, các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.2 TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG VÀ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP Ổ BỤNG 5
    1.2.1 Các định nghĩa 5
    1.2.2 Dịch tễ học . 6
    1.2.3 Cơ chế tổn thương các cơ quan . 9
    1.2.4 Chẩn đoán 15
    1.2.5 Xử trí . 24
    1.3 TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG VÀ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP Ổ BỤNG
    TRONG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 28
    1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG, HỘI CHỨNG
    CHÈN ÉP Ổ BỤNG TRONG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG 39
    1.4.1 Chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng và hội chứng chèn ép ổ bụng
    trong sốt xuất huyết Dengue nặng 39
    1.4.2 Xử trí tăng áp lực ổ bụng và hội chứng chèn ép ổ bụng
    trong sốt xuất huyết Dengue nặng . 41

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 45
    2.1.1 Dân số nghiên cứu . 45
    2.1.2 Cỡ mẫu 45
    2.1.3 Kỹ thuật chọn mẫu 46
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .47
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 47
    2.2.2 Thu thập số liệu . 47
    2.2.3 Xử lý và phân tích số liệu . 62
    2.2.4 Vấn đề y đức . 63

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 64
    3.2 Mối tương quan, độ tin cậy của áp lực bàng quang với áp lực ổ bụng
    trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue có tăng áp lực ổ bụng 68
    3.3 Kết quả của chọc dò ổ bụng giải áp dựa trên áp lực bàng quang 76
    3.4 Các biến chứng khi đo áp lực bàng quang và chọc dò ổ bụng 93

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu . 95
    4.2 Mối tương quan, độ tin cậy của áp lực bàng quang với áp lực ổ bụng
    trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue có tăng áp lực ổ bụng . 98
    4.3 Kết quả của chọc dò ổ bụng giải áp dựa trên áp lực bàng quang . 107
    4.4 Các biến chứng khi đo áp lực bàng quang và chọc dò ổ bụng . 121
    4.5 Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu . 123
    KẾT LUẬN 125
    KIẾN NGHỊ . 127
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virút Dengue gây ra và truyền cho người qua muỗi Aedes, chủ yếu là muỗi vằn Aedes aegypti. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 2,5-3 tỷ người thuộc 102 quốc gia trên thế giới có nguy cơ nhiễm virút Dengue. Hằng năm, có khoảng 100 triệu người nhiễm virút Dengue và 500.000 trường hợp SXHD cần phải nhập viện, trong số này 90% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỉ lệ tử vong trung bình do SXHD là 5% với số tử vong là 25.000 trường hợp mỗi năm [31]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế trong 10 năm từ 2001-2010, cả nước có 772.662 trường hợp SXHD và 817 trường hợp tử vong. Đây là một trong số các dịch bệnh gây mắc và tử vong cao nhất cho trẻ em trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch hiện nay ở nước ta [8],[32].
    Cùng với sốc kéo dài và rối loạn đông máu, suy hô hấp là một yếu tố quan trọng góp phần gây tử vong ở trẻ bị SXHD [18],[23],[30],[34],[39]. Cơ chế chính của suy hô hấp là do tăng tính thấm thành mạch gây phù mô kẻ, tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng [18],[23],[30],[39]. Trong đó, tràn dịch ổ bụng là triệu chứng lâm sàng thường gặp trên bệnh nhi SXHD nặng gây tăng áp lực ổ bụng, chèn ép ổ bụng dẫn tới suy hô hấp, sốc, suy thận và giảm tưới máu các cơ quan trong ổ bụng [39],[50],[92],[122]. Các biện pháp giải áp ổ bụng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tổn thương các cơ quan và giảm tỉ lệ tử vong. Trong các biện pháp điều trị tăng áp lực ổ bụng thì chọc dò ổ bụng giải áp được xem là phương pháp ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả trong xử trí tăng áp lực ổ bụng do tràn dịch [50].
    Trong khoảng 10 năm gần đây trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tăng áp lực ổ bụng trong nhiều bệnh lý khác nhau nhằm tìm ra cơ chế bệnh sinh, mức độ tổn thương các cơ quan, các phương pháp đánh giá áp lực ổ bụng cũng như cách xử trí [50],[92]. Các tác giả trên thế giới đã thống nhất là đo áp lực ổ bụng là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng. Nhưng đo áp lực ổ bụng trực tiếp thì xâm lấn và khó thực hiện, vì vậy các tác giả khuyến cáo nên đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua đo áp lực bàng quang do đơn giản, dễ thực hiện và khá chính xác [50],[92].
    Tuy nhiên trên các bệnh nhi SXHD thì nguy cơ chảy máu rất cao do rối loạn đông máu nên việc can thiệp chọc dò ổ bụng trong xử trí tăng áp lực ổ bụng phải đúng thời điểm, tránh chọc dò nhiều lần. Vấn đề được các bác sĩ lâm sàng đặt ra là làm sao chẩn đoán được tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi SXHD nặng và khi nào có chỉ định can thiệp giải áp thích hợp. Trong bệnh lý SXHD thì tăng áp lực ổ bụng và hội chứng chèn ép ổ bụng vẫn còn là một vấn đề khá mới, có rất ít công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này, chỉ có vài báo cáo cho biết các trường hợp sốc SXHD có tràn dịch ổ bụng, tăng áp lực ổ bụng gây suy hô hấp làm tăng nguy cơ tử vong [23],[30],[83].
    Để góp phần hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và điều trị hiệu quả vấn đề tăng áp lực ổ bụng trong bệnh SXHD nặng, giảm tỉ lệ tổn thương các cơ quan và tỉ lệ tử vong, nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định việc đo áp lực bàng quang có thể biết được áp lực ổ bụng và hướng dẫn cho chọc dò ổ bụng giải áp trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổ bụng.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Xác định mối tương quan và độ tin cậy của áp lực bàng quang với áp lực ổ bụng trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổ bụng.
    2. Xác định kết quả của chọc dò ổ bụng giải áp dựa vào áp lực bàng quang trong xử trí tăng áp lực ổ bụng trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổ bụng.
    3. Xác định tỉ lệ các biến chứng xảy ra khi đo áp lực bàng quang và chọc dò ổ bụng giải áp trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổ bụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...