Tiến Sĩ Vai trò của đo áp lực bàng quang trong chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốc sốt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Vai trò của đo áp lực bàng quang trong chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue


    MỤC LỤC
    Trang phụbìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữviết tắt
    Danh mục các bảng, các sơ đồ, các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 LỊCH SỬCỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU 4
    1.2 TĂNG ÁP LỰC ỔBỤNG VÀ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP ỔBỤNG 5
    1.2.1 Các định nghĩa 5
    1.2.2 Dịch tễhọc . 6
    1.2.3 Cơchếtổn thương các cơquan . 9
    1.2.4 Chẩn đoán 15
    1.2.5 Xửtrí . 24
    1.3 TĂNG ÁP LỰC ỔBỤNG VÀ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP ỔBỤNG
    TRONG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 28
    1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬTRÍ TĂNG ÁP LỰC ỔBỤNG, HỘI CHỨNG
    CHÈN ÉP ỔBỤNG TRONG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG 39
    1.4.1 Chẩn đoán tăng áp lực ổbụng và hội chứng chèn ép ổbụng
    trong sốt xuất huyết Dengue nặng 39
    1.4.2 Xửtrí tăng áp lực ổbụng và hội chứng chèn ép ổbụng
    trong sốt xuất huyết Dengue nặng . 41
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 45
    2.1.1 Dân sốnghiên cứu . 45
    2.1.2 Cỡmẫu 45
    2.1.3 Kỹthuật chọn mẫu 46
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 47
    2.2.1 Thiết kếnghiên cứu 47
    2.2.2 Thu thập sốliệu . 47
    2.2.3 Xửlý và phân tích sốliệu . 62
    2.2.4 Vấn đềy đức . 63
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
    3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 64
    3.2 Mối tương quan, độtin cậy của áp lực bàng quang với áp lực ổbụng
    trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue có tăng áp lực ổbụng 68
    3.3 Kết quảcủa chọc dò ổbụng giải áp dựa trên áp lực bàng quang 76
    3.4 Các biến chứng khi đo áp lực bàng quang và chọc dò ổbụng 93
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu . 95
    4.2 Mối tương quan, độtin cậy của áp lực bàng quang với áp lực ổbụng
    trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue có tăng áp lực ổbụng . 98
    4.3 Kết quảcủa chọc dò ổbụng giải áp dựa trên áp lực bàng quang . 107
    4.4 Các biến chứng khi đo áp lực bàng quang và chọc dò ổbụng . 121
    4.5 Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu . 123
    KẾT LUẬN 125
    KIẾN NGHỊ . 127
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤLỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virút
    Dengue gây ra và truyền cho người qua muỗi Aedes, chủyếu là muỗi vằn Aedes
    aegypti. Theo Tổchức Y tếThếgiới có khoảng 2,5-3 tỷngười thuộc 102 quốc gia
    trên thếgiới có nguy cơnhiễm virút Dengue. Hằng năm, có khoảng 100 triệu người
    nhiễm virút Dengue và 500.000 trường hợp SXHD cần phải nhập viện, trong sốnày
    90% là trẻem dưới 15 tuổi. Tỉlệtửvong trung bình do SXHD là 5% với sốtửvong
    là 25.000 trường hợp mỗi năm [31]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của BộY tếtrong
    10 năm từ2001-2010, cảnước có 772.662 trường hợp SXHD và 817 trường hợp tử
    vong. Đây là một trong sốcác dịch bệnh gây mắc và tửvong cao nhất cho trẻem
    trong sốcác bệnh truyền nhiễm gây dịch hiện nay ởnước ta [8],[32].
    Cùng với sốc kéo dài và rối loạn đông máu, suy hô hấp là một yếu tốquan
    trọng góp phần gây tửvong ởtrẻbịSXHD [18],[23],[30],[34],[39]. Cơchếchính
    của suy hô hấp là do tăng tính thấm thành mạch gây phù mô kẻ, tràn dịch màng
    phổi, tràn dịch ổbụng [18],[23],[30],[39]. Trong đó, tràn dịch ổbụng là triệu chứng
    lâm sàng thường gặp trên bệnh nhi SXHD nặng gây tăng áp lực ổbụng, chèn ép ổ
    bụng dẫn tới suy hô hấp, sốc, suy thận và giảm tưới máu các cơquan trong ổbụng
    [39],[50],[92],[122]. Các biện pháp giải áp ổbụng đóng vai trò quan trọng trong
    việc giảm tổn thương các cơquan và giảm tỉlệtửvong. Trong các biện pháp điều
    trịtăng áp lực ổbụng thì chọc dò ổbụng giải áp được xem là phương pháp ít xâm
    lấn, an toàn và hiệu quảtrong xửtrí tăng áp lực ổbụng do tràn dịch [50].
    Trong khoảng 10 năm gần đây trên thếgiới đã có nhiều công trình nghiên
    cứu vềtăng áp lực ổbụng trong nhiều bệnh lý khác nhau nhằm tìm ra cơchếbệnh
    sinh, mức độtổn thương các cơquan, các phương pháp đánh giá áp lực ổbụng cũng
    nhưcách xửtrí [50],[92]. Các tác giảtrên thếgiới đã thống nhất là đo áp lực ổbụng
    là phương pháp chủyếu đểchẩn đoán và xửtrí tăng áp lực ổbụng. Nhưng đo áp lực
    ổbụng trực tiếp thì xâm lấn và khó thực hiện, vì vậy các tác giảkhuyến cáo nên đo
    2
    áp lực ổbụng gián tiếp qua đo áp lực bàng quang do đơn giản, dễthực hiện và khá
    chính xác [50],[92].
    Tuy nhiên trên các bệnh nhi SXHD thì nguy cơchảy máu rất cao do rối loạn
    đông máu nên việc can thiệp chọc dò ổbụng trong xửtrí tăng áp lực ổbụng phải
    đúng thời điểm, tránh chọc dò nhiều lần. Vấn đề được các bác sĩlâm sàng đặt ra là
    làm sao chẩn đoán được tăng áp lực ổbụng trên bệnh nhi SXHD nặng và khi nào có
    chỉ định can thiệp giải áp thích hợp. Trong bệnh lý SXHD thì tăng áp lực ổbụng và
    hội chứng chèn ép ổbụng vẫn còn là một vấn đềkhá mới, có rất ít công trình nghiên
    cứu trong và ngoài nước đềcập đến vấn đềnày, chỉcó vài báo cáo cho biết các
    trường hợp sốc SXHD có tràn dịch ổbụng, tăng áp lực ổbụng gây suy hô hấp làm
    tăng nguy cơtửvong [23],[30],[83].
    Đểgóp phần hỗtrợcác bác sĩlâm sàng chẩn đoán và điều trịhiệu quảvấn đề
    tăng áp lực ổbụng trong bệnh SXHD nặng, giảm tỉlệtổn thương các cơquan và tỉ
    lệtửvong, nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định việc đo áp lực bàng quang có
    thểbiết được áp lực ổbụng và hướng dẫn cho chọc dò ổbụng giải áp trên các bệnh
    nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổbụng.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Xác định mối tương quan và độtin cậy của áp lực bàng quang với áp lực ổ
    bụng trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổbụng.
    2. Xác định kết quảcủa chọc dò ổbụng giải áp dựa vào áp lực bàng quang
    trong xửtrí tăng áp lực ổbụng trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổ
    bụng.
    3. Xác định tỉlệcác biến chứng xảy ra khi đo áp lực bàng quang và chọc dò ổ
    bụng giải áp trên các bệnh nhi sốc SXHD có tăng áp lực ổbụng.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt:
    1. BộY tế(2009). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trịsốt Dengue và sốt xuất
    huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 13-30.
    2. BộY tế(2011). “Chọc hút dịch màng phổi, màng bụng người bệnh sốt xuất
    huyết Dengue”. Cẩm nang điều trịsốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y
    học, Hà Nội, tr. 234-240.
    3. BộY tế(2011). “Điều trịsốc kéo dài trong sốt xuất huyết Dengue”. Cẩm
    nang điều trịsốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 46-56.
    4. BộY tế(2011). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trịsốt xuất huyết Dengue (Ban
    hành kèm theo Quyết định số458 /QĐ-BYT ngày 16/02/2011 của Bộtrưởng
    BộY tế).
    5. Bạch Văn Cam (2006). “Chọc hút màng phổi màng bụng trong sốt xuất
    huyết”. Thủthuật cấp cứu nhi, bệnh viện Nhi đồng 1, tr. 56-58.
    6. Bạch Văn Cam, Nguyễn Minh Tiến, Bạch Nguyễn Vân Bằng (2008). “Đặc
    điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trịsốc SXHD ởtrẻdưới 2 tuổi tại khoa
    Hồi sức, bệnh viện Nhi đồng 1”. Y học thành phốHồChí Minh, 12(4), tr. 75-83.
    7. Bạch Văn Cam, Phạm Văn Quang (2008). “Bước đầu đánh giá vai trò của đo
    áp lực bàng quang trong chẩn đoán và xửtrí tăng áp lực ổbụng trên bệnh nhi
    sốt xuất huyết nặng”. Y học thành phốHồChí Minh, 12(4), tr. 84-91.
    8. Cục Y tếdựphòng (2011). Sốliệu sốt xuất huyết Dengue Việt Nam và các
    tỉnh phía Nam.
    9. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2004). Suy gan trong sốt xuất huyết Dengue ởtrẻ
    em. Luận án Tiến sĩY học, Đại học Y Dược TPHCM.
    10. Nguyễn Minh Dũng, Đông ThịHoài Tâm (2007). “Sửdụng đại phân tửtrong
    sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới”. Hội nghịkhoa học
    kỹthuật, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
    11. Lê Thanh Duyên, Phan ThịNgọc Hân (1990). Chỉ định ngưng tiêm truyền
    trong điều trịsốc sốt xuất huyết Dengue. Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩy khoa,
    Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
    12. Nguyễn Thanh Hùng (2009). “Điều trịsốt xuất huyết Dengue nặng”. Phác
    đồ điều trịnhi khoa – Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhà xuất bản Y học, tái bản lần
    6, TPHCM, tr. 273-287.
    13. Nguyễn Thanh Hùng (2009). “Điều trịsốt xuất huyết Dengue”. Phác đồ điều
    trịnhi khoa – Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhà xuất bản Y học, tái bản lần 6,
    TPHCM, tr. 265-272.
    14. Phan ThịThanh Huyền, Nguyễn ThịThanh Minh (2008). “Đặc điểm các
    trường hợp sốt xuất huyết tái sốc tại bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2007-2008”.
    Y học thành phốHồChí Minh, 12 (4), tr. 31-35.
    15. Lý TốKhanh (2008). Khảo sát các yếu tốliên quan đến tái sốc trong sốc sốt
    xuất huyết Dengue. Luận án Bác sĩchuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược
    TPHCM.
    16. Huỳnh Thoại Loan (2009). “Nhiễm trùng tiểu”. Phác đồ điều trịnhi khoa –
    Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhà xuất bản Y học, tái bản lần 6, TPHCM, tr. 447-451.
    17. Nguyễn Trọng Lân (2004). “Chẩn đoán và điều trịbệnh sốt xuất huyết
    Dengue”. Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học,
    TPHCM, tr. 198-258.
    18. Nguyễn Trọng Lân, TạVăn Trầm (2001). “Các yếu tốliên quan đến tửvong
    trong sốt xuất huyết Dengue”. Y học thành phốHồChí Minh, 5, tr. 106-110.
    19. Huỳnh Nguyễn Duy Liêm, Lâm ThịMỹ(2010). “Đặc điểm dịch tễ, lâm
    sàng, cận lâm sàng và điều trị ởtrẻem bịsốc sốt xuất huyết Dengue có rối
    loạn đông máu”. Y học thành phốHồChí Minh, 14 (1), tr. 67-74.
    20. Phan Văn Năm, Võ ThịThu Hương (2008). “Các yếu tốliên quan đến tái sốc
    trong sốc sốt xuất huyết Dengue ởkhoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
    2003-2004”. Y học thành phốHồChí Minh, 12 (4), tr 41-45.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...