Chuyên Đề Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới được tiến hành với mong muốn lý giải lý do Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ. Các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử quân sự trong nước và quốc tế đã lần lượt công bố nhiều công trình đặc sắc, đồ sộ; chứng nhân một cách khoa học và thuyết phục cội nguồn sức mạnh quân sự áp đảo, tiềm năng kinh tế của một cường quốc hàng đầu thế giới – đế quốc Mỹ đã không khuất phục được nhân dân Việt nam, một dân tộc kiên cường, anh dũng, thông minh, sáng tạo, biết tìm ra cách đánh Mỹ và thắng Mỹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
    Hệ thống địa đạo là một trong những biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, sự thông minh sáng tạo, chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân ta khi đánh Mỹ. Trong đó tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
    Đây là công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng tiêu biểu để khẳng định chân lý thời đại: “trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.[2, 116]
    Địa đạo Vịnh Mốc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước là hiện thân của lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Vĩnh Linh nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
    Từ ngày đất nước thống nhất sau đại thắng mùa xuân năm 1975, địa đạo Vịnh Mốc trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh tiếp tục toả sáng giá trị khoa học lịch sử quân sự, nhân văn, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; điểm hẹn của sự ngưỡng mộ chiến công phi thường của quân và dân Vĩnh Linh và dân tộc Việt Nam, sự cảm phục của bạn bè quốc tế.
    Vì lẽ ấy, mà công trình “Làng địa đạo Vịnh Mốc”, một công trình tiêu biểu cho 114 công trình kì lạ trên mảnh đất Vĩnh Linh vẫn phải giữ lại. Đã có rất nhiều bài báo, phim ảnh, sách, công trình nghiên cứu về hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc. Hiện nay đang là sinh viên ngành lịch sử, tôi chọn địa đạo Vịnh Mốc bởi tôi là một người con của Vĩnh Linh, mang trong mình niềm tự hào lớn lao về một miền quê nơi mà tôi được sinh ra ở đó, nơi mà lịch sử đã gửi trao vai trò tuyến đầu của Tổ quốc trong những năm kháng Mỹ cứu nước để làm nên biết bao kỳ tích vĩ đại của một dân tộc đã chiến thắng quân thù xâm lược. Vì lẽ đó, đề tài “Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã được tôi chọn làm đề tài Báo cáo tốt nghiệp của mình.
    Với đề tài này tôi hi vọng góp phần làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu về địa đạo Vịnh Mốc đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu viết về công trình này.
    Nghiên cứu về địa đạo Vịnh Mốc còn nhằm góp phần củng cố và phát huy truyền thống anh hùng và lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của người dân Vĩnh Linh nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Giới thiệu và có cái nhìn thực tế về công trình vĩ đại này cũng như quảng bá một điểm du lịch thú vị khi đến thăm Quảng Trị.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu về hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc để thấy được vai trò và những đóng góp to lớn của nó trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, hiểu được truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sự sáng tạo của người dân Vĩnh Linh trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng quê hương. Địa đạo Vịnh Mốc là minh chứng cho những kỳ tích hào hùng đó.
    Ngày nay hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc là những chứng tích lịch sử mang giá trị lịch sử nhân văn sâu sắc. Nghiên cứu đề tài này góp phần làm nổi bật những giá trị của nó, qua đó phát huy niềm tự hào, giáo dục cộng đồng cũng như quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập hôm nay.
    3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Thực ra đây không phải là một đề tài mới lạ mà trước đó đã có nhiều cá nhân, đơn vị, những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về di tích lịch sử này.
    Tiêu biểu như cuốn sách Ký sự miền đất lửa của Vũ Kì Lân – Nguyễn Sinh viết năm 1965 – 1968, Những ngôi làng bên dưới cuộc chiến của Lê Thị Vy viết năm 1999, Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh của Lê Đức Thọ viết năm 2004. Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh của Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị phát hành năm 2010, Vịnh Mốc – Cồn Cỏ:Hành trình máu! của Lê Đức Dục đăng trên Báo tuổi trẻ, số 68/2005, trang 8. Cuộc sống trong lòng đất của Nam Việt đăng trên Báo Giáo dục – Thời đại, số 96 ngày 12 tháng 7 năm 2006, trang 14-15 .
    Hiện nay đề tài này đang được quan tâm nhiều. Đặc biệt đã có hội thảo khoa học về làng hầm – địa đạo Vĩnh Linh đề nghị xét giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Đối tượng: Hệ thống Địa đạo Vịnh Mốc.
    + Phạm vi: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công trình – di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong lịch sử đấu tranh chống Mỹ cứu nước và định hướng bảo tồn và phát triển di tích trong thời kì mới.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng hai phương pháp chính là Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như Phương pháp điền dã thực địa, tổng hợp tư liệu và so sánh đối chiếu.
    6. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Vĩnh Linh.
    Chương 2: Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị của địa đạo Vịnh Mốc ở Vĩnh Linh ngày nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...