Có thể vận dụng lý thuyết nào để tăng cường hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nào cũng phải trả lời câu hỏi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu và cách thức để huy động những nguồn lực ấy như thế nào?. Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lực bên ngoài. Thực tiễn 15 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam cho thấy hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài luôn phải song hành và hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. I. Vai trò của hoạt động đầu tư 1. Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục đích của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm mới, kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩm hiện có mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành: Đầu tư tài sản cố định, đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm: đầu tư xây lắp; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác. Đầu tư tài sản lưu động, đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh; vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản tài chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Có thể căn cứ vào mục đích đầu tư có thể phân loại đầu tư ra thành: đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Hoạt động đầu tư phân theo mục đích đầu tư có vai trò định hướng cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đã chọn. Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. [charge=150]http://up.4share.vn/f/2c1d151f1c18191f/DA193.doc.file[/charge]