Luận Văn Vai trò của Đại học Thái Nguyên trong việc đào tạo nguồn lực con người phục vụ quá trình công nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự vận động và phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực khác nhau như nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn, thành tựu khoa học và công nghệ . trong đó nguồn lực con người là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.
    Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức thì nguồn lực con người ngày càng được đề cao ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta coi con người vừa là nguồn lực nội tại, cơ bản, quy định sự nghiệp CNH, HĐH, vừa là đối tượng mà chính quá trình CNH, HĐH phải hướng vào phục vụ. Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải phát huy nguồn lực con người như thế nào và theo hướng nào cho phù hợp. Là một nước nghèo đi vào CNH, HĐH, vấn đề giáo dục - đào tạo đã và đang được sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Vì vậy, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã đề ra mục tiêu cho gioá dục đại học là: “Phải nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghê, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền .”.
    Đại học Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo đại học lớn trong nước. Nơi đây đã đào tạo ra nhiều thế hệ giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, công nhân Họ đã có những cống hiến nhất định cho sự nghiệp CNH, HĐH ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương đó, việc sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở Đại học Thái Nguyên còn nhiều bất cập, hạn chế. Chẳng hạn trong số những nhân lực được qua đào tạo có những người đi làm không đúng ngành nghề hoặc ngành nghề không phù hợp với nhu cầu của xã hội . cho nên chưa tạo ra được một liên minh thật sự giữa đội ngũ tri thức với những hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
    Liên quan đến vấn đề trên thì nhu cầu về một hệ thống đào tạo có cấu trúc hợp lý, mục tiêu đa dạng mềm dẻo phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế được đặt ra và cần phải giải quyết. Bởi vậy, nghiên cứu vai trò của Đại học Thái Nguyên trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây cũng là lý do chính để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Vai trò của Đại học Thái Nguyên trong việc đào tạo nguồn lực con người phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện hay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề nguồn lực con người và đào tạo nguồn lực con người phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với đất nước ta hiện nay, do vậy có không ít tác giả đã nghiên cứu vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài này ở các góc độ khác nhau. Tiêu biểu là một số công trình sau:
    - NGƯT - TS Nguyễn Hữu Khiển trong Tạp chí Giáo dục và Thời đại số 5, ra ngày 4/2/2001 đã có quan điểm đúng đắn rằng: “Muốn có nền hành chính dân chủ phải có đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo trong một hệ thống đào tạo hợp lý”.
    - Còn GS - TS Nguyễn Trọng Chuẩn thì khẳng định: “Nguồn lực con người là chìa khoá đảm bảo cho sự phát triển nhanh và lâu bền của Việt Nam trong thế kỷ 21”. Khi phân tích vị trí nguồn nhân lực trong quan hệ với các nguồn lực khác, tác giả đã khẳng định nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất chỉ có thể là con người. Từ đó, tác giả đề cập đến một số yếu tố cần thiết để kích thích tính tích cực của con người, khai thác tốt nhất nguồn nhân lực. (“Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH đất nước” - đăng trong tập: “Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội”. Nxb Khoa học Xã hội, 2002).
    - Trong bài viết “Phát triển giáo dục - đào tạo nhân tài để thực hiện CNH, HĐH đất nước” đăng trên tạp chí Cộng sản số 1 năm 1997, khi đề cập đến các yếu tố cần thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tác giả Nguyễn Văn Hiệu đã nhấn mạnh tới vai trò, nội dung và cách thức của giáo dục và đào tạo trong việc bồi dưỡng nhân tài.
    - GS - TS Nguyễn Duy Quý trong bài “Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực con người”, đã cho rằng, phát triển con người về thực chất là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người theo yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH.
    - Ở bài viết: “Mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực: khái niệm, nội dung và cơ chế” đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục số 16 năm 2007, PGS - TS Phan Văn Kha nêu lên tính tất yếu của mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường và đi đến kết luận rằng, để nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo cần phải tăng cường quan hệ giữa hệ thống đào tạo với hệ thống sử dụng nhân lựcvà đa dạng hoá nội dung đào tạo.
    - Luận án tiến sỹ triết học của Đoàn Văn Khái: “Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH đất nước” và luận văn thạc sỹ của Bùi Mạnh Hằng - “Một số quan điểm của Đảng ta về giáo dục đào tạo trong công cuộc đổi mới (1986 - 1996)” đã làm rõ khái niệm CNH, HĐH và các mô hình CNH, HĐH để đi đến quan niệm rằng đất nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hoá theo mô hình tổng hợp (kết hợp giữa phát huy nội lực và theo lợi thế so sánh), đi liền với hiện đại hoá.
    - Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã được tiếp cận một số ấn phẩm dưới dạng sách thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội” mã số KX 07 do GS - TS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm trong đó có “Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH” của tác giả Phạm Minh Hạc, “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” của tác giả Phan Huy Lê. Các ấn phẩm này đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong đó có vấn đề phát triển giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đôi ngũ nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .
    Các công trình trên đều ít nhiều đề cập đến việc đào tạo nguồn lực con người và đã chỉ ra một vấn đề bức xúc hiện nay là vấn đề đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho CNH, HĐH nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy vậy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về vai trò của Đại học Thái Nguyên trong việc đào tạo nguồn lực con người phục vụ CNH, HĐH nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Bởi vậy tác giả đã lực chọn và nghiên cứu đề tài này với mong muồn sẽ góp phần tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn lực con người ở Đại học Thái Nguyên phục vụ đất nước trong giai đoạn mới.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Mục đích của luận văn là: Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nguồn lực con người ở Đại học Thái Nguyên, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc đào tạo nguồn lực con người ở Đại học Thái Nguyên trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.
    - Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
    + Làm rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn lực con người ở các trường đại học trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
    + Phân tích thực trạng của việc đào tạo nguồn lực con người ở Đại học Thái Nguyên trong quá trình CNH, HĐH và chỉ ra những vấn đề cần khắc phục.
    + Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn lực con người ở Đại học Thái Nguyên trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Là thực tiễn đào tạo nguồn lực con người ở các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên trong quá trình hình thành phát triển.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận của luận văn là: Dựa trên nền tảng lý luận của Triết học Mác - Lênin, những quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận của Đảng, của Nhà nước ta về con người và về nguồn lực con người làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn tham khảo, kế thừa các bài viết, các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề đào tạo đại học và nguồn nhân lực.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như đánh giá, phân tích, tổng hợp, thu thập, xử lý thông tin .
    5. Đóng góp khoa học của luận văn
    Trên cơ sở phân tích những thực trạng, luận văn đề ra các giải pháp mang tính khả thi, đặc thù để phát huy vai trò của Đại học Thái Nguyên trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào sự nghiên cứu lý luận chung về vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển của xã hội. Cụ thể hơn, luận văn góp phần tìm hiểu về vai trò của đào tạo đại học trong việc tạo ra nguồn lực con người có hàm lượng trí tuệ cao để thực hiện tốt sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
    Về mặt thực tiễn: Luận văn hy vọng thành công trong việc góp một phần nhỏ bé vào quá trình nghiên cứu và xây dựng những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Đại học Thái Nguyên trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển của đất nước.
    Mặt khác, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và trường học ở Đại học Thái Nguyên cũng như trong tỉnh Thái Nguyên cà các tỉnh khác.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...