Tài liệu Vai trò của đại biểu dân cử ở địa phương trong việc ra quyết định

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của đại biểu dân cử ở địa phương trong việc ra quyết định




    Người đại biểu dân cử trong vai trò ra quyết định sẽ tự mình đưa ra quyết định khi có sự lựa chọn. Các quyết định đúng đắn sẽ tăng hiệu quả hoạt động và được cử tri đồng thuận, tin tưởng vào chính quyền địa phương và những người lãnh đạo.


    Là một đại biểu dân cử ở địa phương, bạn biết rằng, “khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết” (Điều 10 Luật Tổ chức HĐND và UBND). Để có các quyết định cuối cùng của HĐND tại kỳ họp, đòi hỏi phải có quyết định riêng của từng đại biểu trước những sự lựa chọn, khi thông qua biểu quyết. Ngay cả đối với những người từ chối bỏ phiếu về vấn đề nào đó, trên thực tế đã quyết định không bỏ phiếu, và có thể đó là một quyết định được suy xét kỹ lưỡng từ phía họ: Quyết định không đưa ra quyết định. Đôi khi, đó lại là quyết định tối ưu(!) Bây giờ, chúng ta cùng xem xét quá trình đưa ra quyết định.




    1- Ra quyết định hợp lý




    Tìm ra vấn đề: Tìm ra vấn đề để giải quyết là bước đầu tiên của quá trình đưa ra quyết định. Với các vấn đề, chúng ta tìm kiếm các giải pháp, và để giải quyết một vấn đề, câu hỏi sẽ là “tại sao?”.


    Ví dụ 1: Giả sử bạn là đại biểu HĐND huyện A. Qua số liệu thống kê cho thấy, số lao động thất nghiệp trong huyện đang tăng lên, mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp thu hút đông lao động. Câu hỏi mà bạn cần quan tâm là “tại sao?” và bạn sẽ đi tìm nguyên nhân của nó. Bạn thấy rằng, nhiều lao động tại chỗ khi được chuyển đổi từ nghề nông sang làm công nhân, đã không đáp ứng yêu cầu về trình độ, tay nghề

    Nhận thức và tầm nhìn: Bạn cũng cần lưu ý là, mặc dù nhận ra vấn đề được xem như là bước đầu tiên trong quá trình đưa ra quyết định hợp lý, song trước đó, cần có quan điểm, cách thức nhìn nhận sự việc. Đó là nhận thức và tầm nhìn. Nhận thức và tầm nhìn có những mô tả trái ngược nhau: Nhận thức là việc nhìn thấy “cái gì”. Tầm nhìn là việc nhìn thấy “cái gì có thể”. Nhận thức mang tính ngắn hạn và cụ thể, trong khi tầm nhìn mang tính dài hạn và chiến lược về mặt quan điểm. Nhận thức xem xét về chi tiết, tầm nhìn liên quan đến “bức tranh toàn cảnh”.


    Phân tích vấn đề, tìm kiếm giải pháp




    Triệu chứng và giải pháp: Các quyết định giải quyết vấn đề thường có khuynh hướng “giải quyết” các triệu chứng của vấn đề đó, và sau đó thường lại phát sinh các vấn đề mới, cần giải quyết.


    Ví dụ 2: Chẳng hạn, nếu Sở giao thông công chính tiếp tục vá các “ổ gà” trên đường phố nhưng nền đường vốn đã không đủ độ vững chắc, thì các chi phí và công lao động cần thiết để duy tu, sửa chữa có thể nhiều hơn tổng chi phí bỏ ra để xây dựng lại tuyến đường phố mới.


    Vấn đề duy nhất ở đây là nguồn vốn cần thiết để thực hiện. Mặc dù cần phải ngăn chặn các triệu chứng, song các đại biểu HĐND, trước khi quyết định dự toán chi ngân sách địa phương, cũng cần nhận thức được chi phí cơ hội liên quan.


    Một thiếu sót nữa trong quá trình đưa ra quyết định là cùng với việc tìm ra vấn đề, có xu hướng đồng nhất giải pháp cho một vấn đề với vấn đề đó. HĐND có thể cho rằng: “cần cấm các xe có trọng tải lớn đi vào tuyến đường này”. Đó là một vấn đề, hay một giải pháp đối với một vấn đề? Khi HĐND đã quyết định rằng, việc cấm xe là một vấn đề thì có thể sẽ loại bỏ các lựa chọn khác trong việc sửa chữa con đường. Nói cách khác, khi đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, cần đặt

    câu hỏi là bạn đang lần theo các triệu chứng hay khuyến khích các giải pháp. Một


    cách thức nhằm vượt qua “tình trạng khó xử” này là nhìn thẳng vào vấn đề.




    Nhìn thẳng vào vấn đề: Bạn hãy nhìn thẳng vào vấn đề, chứ không vào hiện tượng, triệu chứng. Đây là một cách thức hiệu quả để bắt đầu giai đoạn phân tích vấn đề của quá trình đưa ra quyết định. Bạn hãy đặt những câu hỏi hữu ích để trả lời: Vấn đề mà bạn/hay HĐND đang tìm cách giải quyết là gì? Tại sao đây lại là một vấn đề? Ai là người liên quan đến vấn đề? Ai, ngoài các đại biểu HĐND, muốn vấn đề đó được giải quyết? Vấn đề nằm ở đâu? Khi nào đó là một vấn đề? Vấn đề đã kéo dài trong bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra nếu HĐND không làm gì để giải quyết vấn đề?


    Trong ví dụ 1: Vấn đề là: (a) tình trạng thất nghiệp trong huyện tăng cao? hay


    (b) lao động tại chỗ có trình độ tay nghề yếu kém, không đáp ứng yêu cầu làm việc tại các phân xưởng công nghiệp; và lao động thất nghiệp quay lại với nghề nông gặp khó khăn, do một phần quỹ đất nông nghiệp đã được san lấp mặt bằng?


    Nếu vấn đề là (a), thì giải pháp dường như là cần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động (dôi dư). Nhưng nếu xác định vấn đề là (b), thì việc xúc tiến thành lập “Trung tâm đào tạo dạy nghề và hướng nghiệp” trong các khu công nghiệp có thể mới là giải pháp khả thi.




    Xem xét trình tự




    Chất lượng và sự chấp thuận: Hai cấu trúc quan trọng trong việc đánh giá tính hữu hiệu của quyết định, đó là: (1) chất lượng của quyết định; (2) sự chấp nhận của những người thực hiện quyết định/hoặc bị ảnh hưởng bởi quyết định. Cả hai yếu tố này đều có ảnh hưởng đến kết quả, cần được xem xét khi bạn đi đến quyết định cuối cùng. Chất lượng của quyết định sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...