Tiểu Luận Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP MÔN

    NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN

    Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi.



    I. Định nghĩa về “ Công nghệ sinh học ”

    Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

    CNSH được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:

    * CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm . theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp .

    * CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym .

    * CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường .

    Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.

    Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe . Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn, . và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người .

    II.Công nghệ sinh học trong chăn nuôi

    Công nghệ sinh học là chìa khoá cho đổi mới trong chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thuỷ sản và có tác động to lớn đến cả hai ngành này.Tiến bộ trong sinh học phân tử và sự phát triển nhanh chóng về sinh học sinh sản đã đem đến những công cụ mạnh cho việc đổi mới này.

    1. Chọn tạo giống và sinh sản ở vật nuôi và thủy sản.

    Công nghệ sinh học là chìa khoá cho đổi mới trong chăn nuôi, nuôi trồng-chế biến thuỷ sản và có tác động to lớn đến cả hai ngành này. Tiến bộ trong sinh học phân tử và sự phát triển nhanh chóng về sinh học sinh sản đã đem đến những công cụ mạnh cho việc đổi mới này. Các công nghệ như lập bản đồ gen và đánh dấu phân tử đem lại lợi ích to lớn về nhận thức, hệ thống hoá và quản lý đối với các nguồn gen vật nuôi, thuỷ sản cũng như với cây nông nghiệp và lâm nghiệp. Kỹ thuật di truyền ứng dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản mặc dù có sự khác biệt về kỹ thuật nhưng công nghệ sinh sản lại đặc biệt được chú trọng trong hai ngành này.

    Mục tiêu chính của công nghệ sinh sản ở vật nuôi nhằm tăng hiệu quả sinh sản và cải thiện di truyền ở vật nuôi. Cải thiện giống vật nuôi nội địa là một chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững ở các nước đang phát triển. Công nghệ sinh học sinh sản ở thuỷ sản tạo cơ hội để tăng tỉ lệ nuôi trồng và tăng cường quản lý các loài thuỷ sản nuôi trồng và hạn chế tiềm năng sinh sản của các loài thuỷ sản biến đổi gen.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...