Luận Văn Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hiện nay Việt Nam đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, trong đó: các xí nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài rất đông. Chính vì lẽ đó mà vai trò của Công đoàn cần phải được phát huy cao độ, tăng cường mạnh các chức năng nhiệm vụ của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động.
    Công đoàn là một trong những thành viên nằm trong hệ thống chính trị, được ra đời ngày 28/7/1929. Trải qua hơn 70 năm hoạt động Công đoàn ngày càng phát huy được vị trí vai trò của tổ chức mình: luôn luôn bảo vệ lợi ích chính đáng giai cấp mình bằng những việc làm cụ thể hữu ích.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Phong trào thi đua là nguồn lực tạo lên thắng lợi lớn của nhân dân ta trong kháng chiến. Nó sẽ làm đà cho những thắng lợi to lớn hơn, vẻ vang hơn nữa về mọi mặt của xã hội. Phong trào thi đua là động lực để khơi dậy rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân lao động tự nguyên tham gia, tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, mang lại hiệu quả thiết thực trong lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Công tác tổ chức phong trào thi đua và vận dụng phổ biến những nguyên tắc thi đua là nhiệm vụ không thể tách rời của hoạt động Công đoàn.
    Nhân loại đang có những bước phát triển mạnh mẽ, những bước tiến nhảy vọt với những sự thay đổi đến chóng mặt từng ngày, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã đặt chúng ta đứng trước những cơ hội lớn và cả những thách thức không nhỏ. Để nắm bắt được thời cơ và phát huy cao độ nội lực thì mỗi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, chính vì vậy công tác thi đua khen thưởng càng có vai trò quan trọng góp phần tăng cường sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, cơ sở và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiệu quả rõ rệt của các phong trào thi đua do Công đoàn khởi xướng là góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo, ý thức tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm, vượt qua khó khăn của đội ngũ công nhân lao động. Hàng chục nghìn sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công trình mới được thực hiện, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội to lớn.
    Thi đua trong nền kinh tế thị trường là sự nối tiếp, kế thừa, sàng lọc để tổ chức nhiều phong trào thi đua với hình thức đa dạng phong phú. Điều đó đặt ra yêu cầu mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương phải luôn coi trọng công tác thi đua và tổng kết phong trào thi đua.
    Tuy nhiên trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong điều kiện mới, phong trào thi đua trong Công nhân lao động còn nhiều bộc lộ hạn chế nhất định, nhận thức về thi đua, có nơi có lúc chưa đầy đủ, sâu sắc. Phong trào thi đua có lúc chưa chuyển kịp tình hình mới, chưa hình thành cao trào sâu rộng đều khắp, liên tục, phát động phong trào thi đua rầm rộ nhưng hiệu quả thấp. Công đoàn tổ chức phong trào thi đua trong điều kiện hiện nay làm nhằm rèn luyện công nhân viên chức- lao động trở thành người lao động giỏi có ích cho xã hội đáp ứng tình hình mới. Xuất phát từ quan điểm khoa học và thực tiễn trên, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp.Vì vậy, với tư cách là một sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Công đoàn nên trong thời gian thực tập, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động”, Với mong muốn là có một cách tiếp cận cụ thể theo hướng tiếp cận chuyên ngành Xã hội học.



    2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    2.1 Ý nghĩa khoa học
    Bằng việc ứng dụng những kiến thức chuyên ngành Xã hội học để nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề Công đoàn trong việc tổ chức thi đua trong công nhân lao động. Từ đó tìm ra những đặc trưng cơ bản cũng như vị trí, vai trò, chức năng, của tổ chức khẳng định vai trò lịch sử của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.
    2.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Khoá luận góp phần chỉ ra vai trò quan trọng của Công đoàn trong việc tổ chức phong trào thi đua trong CNVCLĐ, chỉ ra thi đua mới thực sự là động lực đưa nước ta phát triển nhanh trong giai đoạn mới. Là tài liệu tham khảo của các đơn vị cơ sở trong việc tổ chức phong trào thi đua, giúp cho cán bộ Công đoàn nhận thức đúng vai trò của công đoàn từ đó ý thức cao trong việc tổ chức thi đua, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
    3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1 Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của thi đua và xu hướng vận động của nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, làm rõ nét về vai trò của công đoàn trong việc tổ chức phòng trào thi đua trong công nhân lao động. Phân tích thực trạng quá trình tổ chức các phong trào thi đua, xem xét tác động của Công đoàn đối với thi đua tại Tổng công ty Sông Đà. Từ đó khoá luận vạch ra các hướng và những gải pháp cơ bản để phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động phát huy được vai trò trong Tổng công ty Sông Đà.
    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Khoá luận nghiên cứu về vấn đề thi đua của Công Đoàn trong Tổng công ty Sông Đà


    3.3 Khách thể nghiên cứu
    Khoá luận xây dựng nhằm khái quát những vấn đề lý luận chung và đề cập đến vấn đề thi đua trong công nhân viên chức -lao động của Công Đoàn
    3.4 Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Khảo sát vấn đề tổ chức thi đua trong công nhân lao động trong Tổng công ty Sông Đà
    Về thời gian: Khảo sát vấn đề thi đua trong giai đoạn 2000-2005
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, duy vật biện chứng kết hợp phân tích lý luận qua các tài liệu nơi thực tập và sử dụng quan điểm chủ nghiã Mac Lenin, tư tuởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách Nhà Nước, nghị quyết của Công Đoàn
    5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN: Gồm 3 phần
    Phần thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về thi đua và tổ chức phong trào thi đua.
    Phần thứ hai: Thực trạng công tác tổ chức phong trào thi đua của công đoàn trong công nhân viên chức lao động tại TCT Sông Đà
    Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phong trào công thi đua trong công nhân viên chức lao động tại TCT Sông Đà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...