Luận Văn Vai trò của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với sự nghiệp mở rộng lãnh thổ về phía Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​ Đầu thế kỷ XVI, Đại Việt lâm vào khủng hoảng chính trị, tình hình đất nước hết sức phức tạp: Nhà Hậu Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướp ngôi. vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa để khôi phục lại vương quyền, cuộc chiến tranh Lê – Mạc xảy ra, cục diện Nam – bắc triều hình thành, nhân dân bị lôi vào cuộc nội chiến tương tàn. Trong khi đó một mầm mống phân quyền mới đã bắt đầu hình thành, đó là họ Nguyễn. Sauk hi Nguyễn Kim chết, binh quyền về tay người con rể là Trịnh Kiểm. Hai người con trai của Nguyễn Kim thì một là Lãng quận công Nguyễn Uông đã bị Trịnh Kiểm ám hại, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo cho số phận của mình, nên đã nhờ chị gài là công chúa Bảo Ngọc (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Trinh Kiểm vì cũng muốn trừ bỏ mối lo bên cạnh mình nên đã đồng ý.
    Việc Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa, không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà là một suy tính lâu dài, một tính toán mang tính chiến lược của một con người có tài “kinh bang tế thế”. Nguyễn Hoàng quyết chí vào Nam với hàng loạt những dự định lớn lao. Ông toàn tâm, toàn ý chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực về mọi mặt để đủ sức chống với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Đồng thời, cũng tạo tiền đề cho những bước đi xa hơn của các thế hệ con cháu. Tuy nhiên, năm 1613 khi sự nghiệp còn đang dang dở, Nguyễn Hoàng đã qua đời để lại sau lưng biết bao lo toan cho nghiệp lớn chưa thành.
    Trong số các con trai của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Hà, con thứ hai là Hán, con thứ ba là Thành, con thứ tư là Diễn đều đã mất sớm. Người con thứ năm là Hải thì phải gửi lại đất Bắc làm con tin. Chỉ còn người con thứ sáu: Nguyễn Phúc Nguyên là người có đủ khả năng và điều kiện kế nghiệp cha. Tuổi nhỏ, Nguyễn Phúc Nguyên đã tỏ ra là bậc thông minh, tài chí hơn người, lớn lên ông càng bộc lộ tài năng kiệt xuất: “Ngày thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng. Thái Tổ biết có thể trao phó nghiệp lớn, vẫn để ý tới” [5; tr 50]. Chính vì vậy, Nguyễn Phúc Nguyên đã được phụ vương hết mực tin cẩn giao trọng trách nối nghiệp lớn. Khi lên kế vị cha, chúa Nguyễn Phúc Nguyên được thừa hưởng rất nhiều thuận lợi: các chức vụ trong hai xứ Thuận - Quảng đều nằm trong tay người họ Nguyễn, tình hình chính trị, kinh tế khá ổn định, nhờ chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chủ trương “mở cửa” khuyến khích ngoại thương của chúa Nguyễn, Đàng Trong đang trở thành một trung tâm thương mại thu hút nhiều thương khách nước ngoài đến giao lưu buôn bán Đây là lúc chúa Nguyễn có thể tách ra khỏi triều đình Lê - Trịnh để xác lập vị thế và phát triển. Nhưng như vậy có nghĩa là phải đối đầu với một thế lực rất hùng mạnh, liệu có thể lấy quân dân hai xứ Thuận - Quảng cùng những nguồn lợi của nó chống chọi với Đàng Ngoài rộng lớn hơn gấp 10 lần? Vậy chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có vai trò gì trước trọng trách lịch sử lớn lao đó? Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được cùng những phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía nam” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình . Nhằm làm rõ vai trò cũng như những đóng góp to lớn của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc “mở cõi” của dân tộc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...