Tiến Sĩ Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 5
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
    CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH BỀN VỮNG 17
    2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG . 17
    2.1.1. Phát triển bền vững . 17
    2.1.2. Phát triển du lịch bền vững . 20
    2.1.3. Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 22
    2.1.4. Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch 25
    2.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG
    PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG . 28
    2.2.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
    trong phát triển du lịch bền vững 28
    2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du
    lịch bền vững . 31
    2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền địa phương cấp
    tỉnh trong phát triển du lịch bền vững . 39
    2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ
    CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
    VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH 42
    2.3.1.Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của chính quyền địa phương trong phát
    triển du lịch bền vững 42
    2.3.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong
    phát triển du lịch bền vững 45
    2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình về
    phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh . 46


    Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
    TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH 48
    3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH TỈNH NINH BÌNH 48
    3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình . 48
    3.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2013 58
    3.2. HIỆN TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG
    PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH . 62
    3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược
    phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình . 62
    3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc ban hành các văn
    bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch bền vững tỉnh
    Ninh Bình 71
    3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ
    máy và quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình . 83
    3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong thanh tra, kiểm tra
    phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình . 98
    3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN
    ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH
    BÌNH THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 99
    3.3.1. Những mặt tích cực . 100
    3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . 105
    3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
    trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình . 108
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI
    TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT
    TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH 111
    4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI
    TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG TRIỂN DU LỊCH
    BỀN VỮNG . 111
    4.1.1. Bối cảnh quốc tế 111
    4.1.2. Bối cảnh trong nước 114
    4.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
    PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH
    NINH BÌNH . 116
    4.2.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình 116
    4.2.2. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển
    du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình . 118
    4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
    TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH 123
    4.3.1. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
    trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát
    triển bền vững 123
    4.3.2. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
    trong xây dựng cơ chế vận dụng Luật pháp và chính sách của Nhà nước về
    phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững 133
    4.3.3. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
    trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
    theo tiêu chí phát triển bền vững . 137
    4.3.4.Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
    trong thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch tỉnh
    Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững . 148
    4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện . 148
    4.4. KIẾN NGHỊ 157
    4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh 157
    4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VH-TT-DL và các huyện, thị . 158
    KẾT LUẬN 159
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
    Trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều giáo trình, tài liệu và các thoả ước quốc tế đã
    đề cập đến chủ đề phát triển bền vững (Baker và cộng sự, 1997; BKGTW, 2003). Tại
    Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của
    Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị
    về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn
    mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối,
    chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ
    sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (BCT, 1998). Quan điểm phát triển bền vững đã
    được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và
    trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả
    và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo
    vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
    trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ
    gìn đa dạng sinh học" (BCHTWĐ, 2001).
    Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế, Chính
    phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
    Nam" (CTNS 21, 2004) theo Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở
    cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh
    tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương
    Phát triển du lịch bền vững đang trở thành chủ đề ngày càng được các quốc
    gia quan tâm. Nhận thức phổ biến trên thế giới cho rằng, để đạt được sự phát triển
    du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để
    chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy
    trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ
    đảm bảo sự sống. Mục tiêu của Du lịch bền vững là: phát triển, gia tăng sự đóng
    góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hội trong
    phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ
    nhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường.
    Ninh Bình - nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một tỉnh cửa
    ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đất nước, nơi đây vừa là gạch nối,
    vừa là ngã ba của ba nền văn hoá lớn: sông Hồng - sông Mã - Hoà Bình. Ninh Bình
    có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc - Nam chạy qua,
    tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi
    Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng. Vùng đất
    này lại được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh
    kỳ thú với những dòng sông thơ mộng, những hồ nước mênh mông, tất cả như đang
    thầm thì câu chuyện muôn đời của non và nước. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có
    nhiều di tích lịch sử nhân văn và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như
    Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An được ví như "Hạ Long trên cạn" (
    khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc - Bích Động), Chùa Bái Đình, quần thể
    Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia nguyên sinh Cúc Phương, khu thiên nhiên
    ngập nước Vân Long, suối nước nóng kênh gà, phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn
    Tất cả những điều kiện đó đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển
    đa dạng các loại hình du lịch hấp dẫn.
    Thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đổi mới,
    có bước phát triển nhanh đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời
    sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh
    Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh
    được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch
    đến Ninh Bình giai đoạn 2005-2013 ngày càng tăng. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt
    được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; hiệu quả hoạt động kinh doanh du
    lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế
    còn rất ít. Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai
    thác, song thời gian qua những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành
    sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng. Nguyên nhân là do việc thu hút đầu tư còn
    chưa rộng mở, đầu tư còn dàn trải, sản phẩm du lịch tại các điểm, tuyến du lịch chưa
    đa dạng, thiếu tính hấp dẫn để thu hút khách; hoạt động kinh doanh lữ hành và vận
    chuyển khách chưa được quan tâm đúng mức; quảng bá du lịch thiếu tính chuyên
    nghiệp và chưa đồng bộ . Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá
    một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai
    thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong



    muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh
    hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền
    địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới
    năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, luận án thực hiện được các nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; vai trò của
    chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát
    triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua.
    - Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền trong phát
    triển du lịch bền vững trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên
    ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Tuy nhiên, Luận án này chỉ tập trung nghiên
    cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
    cụ thể - tỉnh Ninh Bình.
    - Phạm vi nghiên cứu: Vai trò chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển bền
    vững ngành du lịch trên địa bàn từ 2005 – 2013; đề xuất giải pháp đến năm 2020 và
    tầm nhìn 2030;
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
    phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đồng thời, sử dụng tổng hợp các phương pháp
    nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, lôgic-lịch sử, phân tích-tổng hợp,
    thống kê, mô hình hóa, phỏng vấn sâu, điều tra khảo sát .
    5. Những đóng góp mới của luận án
    - Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững; ý nghĩa, mục tiêu,
    các yêu cầu, các nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững; vai
    trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; kinh
    nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia trên thể giới và một số địa
    phương trong nước, từ đó rút ra bài học cho phát triển bền vững du lịch Ninh Bình;
    - Nghiên cứu và xác định được những vấn đề cơ bản liên quan đến vai trò của
    chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình bao
    gồm: xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển du lịch; tổ chức triển khai
    thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng
    cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch và ban hành văn bản quy

    phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương; hỗ trợ
    nâng cao năng lực cho doanh nghiệp du lịch địa phương; tổ chức và hỗ trợ đào tạo,
    bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường
    khách du lịch; mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch; thanh tra, kiểm tra đối
    với hoạt động du lịch, . Từ đó, khái quát được những vấn đề đặt ra đối với phát
    triển du lịch bền vững trên các mặt kinh tế - xã hội – môi trường;
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ và cụ thể đã được nghiên cứu
    nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế bất cập để góp phần đảm bảo sự phát
    triển du lịch bền vững ở Ninh Bình theo những nguyên lý đã được xác định. Các
    giải pháp cụ thể này được phân tích và đưa ra trong các nhóm giải pháp cơ bản
    liên quan đến các góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững bao gồm: Nhóm các
    giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải
    pháp về xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy phát triển du lịch bền vững tỉnh
    Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý; Giải pháp
    về thanh tra, kiểm tra và các giải pháp điều kiện để phát triển du lịch bền vững
    tỉnh Ninh Bình.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    luận án được chia làm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của
    luận án
    Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của chính quyền
    địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững
    Chương 3: Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du
    lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính
    quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
     
Đang tải...