Tiểu Luận Vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ​
    LờI Mở ĐầU


    Ngày nay , chúng ta đang được chứng kiến sự phát triển đầy năng động ,sáng tạo của các nền kinh tế trên thế giới cùng với xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẻ, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đẻ có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh các quốc gia đều phải tìm ra cho mình một phương hướng đẻ có thể vươn lên. Ta có thể lấy những ví dụ rất điển hình như Nhật , Mỹ , EU , và khối ASEAN (trong đó có VN ) . Nắm bắt được xu thế của thời đại, Đảng ta đã có những bước chuyển kịp thời .Tại đại hội Đảng 6 Đảng ta đã đề ra dường lối đổi mới trong đó quan trọng nhất là sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường . nền KTTT (kinh tế thị trường ) đã từng là động lực thúc đẩy CNTB phát triển một cách mạnh mẽ trong những giai đoạn trước đây và cả hiện nay . Thực tế đã chứng minh cơ chế thị trường phát triển vô cùng nhanh chóng từ khi nó ra đời.Cơ chế thị trường làm cho nền kinh tế trở nên năng động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường luôn là sự cạnh tranh giữa các hãng sản suất với nhau do đó họ phải luôn tìm tòi,sáng tạo các phương thức sản suất mới để mang lại lợi nhuận cao trong kinh doanh. Chính vì thế nó làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và phồn thịnh. (tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 90 –95 luôn đạt 8,5%, GDP trên đầu người đạt 380 $ / năm tính đến thời điểm năm 2001).


    Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là một hoạt động kinh tế hoàn hảo mà nó mang trên mình mặt trái của nó như:sự cạnh tranh không hoàn hảo; vấn đề ngoại ứng; sự phân hoá giàu nghèo .và các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy, nhà nước đã tham gia vào quá trình hoạt động của nền kinh tế để giảm nhẹ hoặc khắc phục những hậu quả của nó. Nhưng trên thực tế không thể tồn tại một nền kinh tế chỉ được điều hành bằng mệnh lệnh và cũng không có nền kinh tế nào hoạt động trên cơ sở tự nguyện mà không có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong hoạt đọng của nền kinh tế, đặc biệt đối với một nước đang trong thời kì quá độ lên CNXH như nước ta .Chính vì vậy sau khi được học tập và nghiên cứu môn KTCT em xin được trình bày những hiểu biết của mình về vai trò của chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế đồng thời liên hệ với vai trò kinh tế của CP VN trong giai đoạn “CNH – HĐH” đất nước.
     
Đang tải...