Luận Văn Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người Hmông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài
    Dân tộc H’mông là một tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Họ sinh sống chủ yếu trên các sườn núi của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với lịch sử định cư khá sớm trên lãnh thổ nước ta, cho đến nay dân tộc H’mông đã và đang tự mình tạo dựng và phát huy những yếu tố văn hoá – xã hội truyền thống, để rồi góp phần tạo nên một sắc mầu văn hoá làm phong phú và đa dạng cho “bức tranh” văn hoá Việt Nam. Trải qua tiến trình lịch sử, dân tộc H’mông cùng với 53 dân tộc anh em khác vẫn còn lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá quý báu đó, rồi từ đây đã cùng nhau tạo ra một sức mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc, chung sức xây dựng một đất nước Việt Nam trở thành quốc gia có một nền văn hoá phong phú và đa dạng mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung và văn hoá của tộc người H’mông đã vô tình tạo ra một thứ “men say” trong tinh thần nhiệt huyết của các nhà dân tộc học.
    Thật vậy, hiện nay dân tộc H’mông đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trên mọi lĩnh vực và trong mọi khía cạnh từ góc độ lịch sử cho đến kinh tế, văn hoá – giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương, thi ca, âm nhạc, hội hoạ . Để từ đó, những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại của người H’mông được bộc lộ rõ nét và vô cùng đặc sắc, điều này đã lý giải vì sao các công trình nghiên cứu về văn hoá H’mông lại nhiều đến như vậy !
    Mỗi người Việt Nam chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng biết đến văn hoá H’mông thông qua các áng văn chương như “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, hay qua bộ phim nổi tiếng “ Trên cổng trời không có hoa anh túc” của đạo diễn Hà Sơn Tất cả những điều kỳ diệu của văn hoá H’mông được hiện lên vô cùng rực rỡ và phong phú với hoa ban trắng, điệu khèn da diết và rộn ràng làm say lòng người, phiên chợ tình với tục lệ “ bắt vợ” và những ngôi nhà lưng chừng núi ẩn hiện trong sương, trong hoa ban, hoa gạo đỏ thắm.
    Điều đặc biệt hơn cả và khơi dậy niềm hứng thú trong mọi người dân Việt Nam khi nghiên cứu về văn hoá H’mông là ở các bộ trang phục của các thiếu nữ và chàng trai với những sắc màu rực rỡ bắt mắt, hoa văn tinh xảo và kỳ thú. Nhưng để có được những bộ trang phục đẹp ấy, thì các phụ nữ H’mông đã phải có một quá trình lao động và niềm đam mê thực sự. Bởi các bộ trang phục ấy phải mất rất nhiều thời gian và các công đoạn khó nhọc và vất vả. Điều làm mọi người bất ngờ và thán phục các phụ nữ H’mông không chỉ dừng lại ở các hoa văn hoạ tiết trên váy áo mà ở việc trồng và chế biến nguyên liệu làm ra vải.
    Nguyên liệu để tạo ra các váy áo ấy không phải là tơ tằm giống người Kinh, người Mường, người Hán, hay từ cây đay, cây bông của các tộc người Thái, Tày hay các dân tộc thuộc nhóm Nam Á cư trú ở Trường Sơn - Tây Nguyên khác mà người H’mông đã chọn một loại cây được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đó là cây lanh. Đây là loại cây đã gắn bó và góp phần viết lên lịch sử tộc người H’mông. Người H’mông không chỉ sử dụng cây lanh trong dệt vải mà trong hàng loạt các vấn đề khác như: sử dụng cây lanh trong sinh hoạt sản xuất, trong tín ngưỡng - tôn giáo, trong các nghi lễ cầu cúng tâm linh .Qua đây chúng ta thấy rằng, cây lanh có một vai trò vô cùng quan trọng đối với người H’mông, nó được xem như là một nguyên liệu rất hữu dụng, mà cho đến nay vẫn được người H’mông ưu chuộng, có lẽ họ sẽ không bao giờ thay thế bởi một nguyên liệu nào khác.
    Trước khi bước chân vào cánh cổng đại học, tôi đã yêu thích văn hoá H’mông bởi hình ảnh các cô gái H’mông lầm lũi cực khổ, bản làng thấp thoáng mờ ảo, tiếng khèn rộn rã .trong các tác phẩm văn chương, qua các phóng sự, phim ảnh . Nhưng khi trở thành một sinh viên khoa Lịch sử được học và tiếp xúc nhiều với văn hoá của 54 dân tộc, đặc biệt là dân tộc H’mông thông qua các bài giảng của thầy cô chuyên ngành cùng các chuyến đi thực tế đã làm cho tôi càng thích thú và say mê hơn về văn hoá H’mông. Nhất là khi được thầy cô gợi ý cho nghiên cứu về một vấn đề văn hoá của người H’mông, tôi đã chọn đề tài : “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai ” để tập trung nghiên cứu và tiếp xúc sâu hơn nữa văn hoá H’mông. Sở dĩ, tôi chọn người Mông ở Sa Pa để nghiên cứu vì ở đây khi mà kinh tế du lịch đang phát triển mạnh mẽ bao trùm khắp các bản làng của các dân tộc thì người H’mông vẫn còn đang lưu giữ và bảo tồn đầy đủ những giá trị văn hoá truyền thống. Đặc biệt là những giá trị văn hoá ấy còn có điều kiện để phát triển vì nó được đang được đảm bảo bởi một cuộc sống đầy đủ hơn của khu du lịch Sa Pa.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Từ rất sớm, dân tộc H’mông đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thuộc nhiều chuyên ngành như: Lịch sử, Dân tộc học - Nhân học, Văn học, Điện ảnh, phóng sự, kinh tế, hội hoạ .hầu như ngành nào cũng có các công trình nghiên cứu đã được công bố về một khía cạnh nào đó văn hoá của dân tộc H’mông.
    Ở nước ta việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số manh nha từ những năm đầu 60 của thế kỷ trước, dân tộc H’mông cũng được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu trong giai đoạn này, cho đến nay các công trình nghiên cứu về các khía cạnh thuộc dân tộc H’mông được công bố rất nhiều.
    Thứ nhất là các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tên gọi và thời gian xuất hiện ở nước ta và ở mức độ khát quát cao thì có: “ Lịch sử tộc người các dân tộc Mèo – Dao qua các cứ liệu ngôn ngữ” của Nguyễn Văn Lợi, “ Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo” của Lâm Tâm, “ Dân tộc Mông ở Việt Nam” của Cư Hoà Vần – Hoàng Nam, “Người H’mông ở Việt Nam” của Vũ Quốc Khánh, “Người H’mông” của Chu Thái Sơn Các công trình nghiên cứu này cho ta cài nhìn khái quát nhất về dân tộc H’mông qua lịch sử di cư vào nước ta, đặc điểm các ngành H’mông, cho đến các thành tố văn hoá như việc ăn, ở, tổ chức làng xã, quan hệ dòng họ, tôn giáo – tín ngưỡng
    Thứ hai là các công trình nghiên cứu về văn hoá nói chung thì có: “ Văn hóa H’mông” của Trần Hữu Sơn, “ Gia đình của người H’mông trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay” của Đỗ Thuý Bình, “Văn hoá tâm linh của người H’mông ở Việt Nam : Truyền thống và hiện đại” của Trần Minh Hằng, “Người H’mông và những hiện tượng tôn giáo liên quan đến sự phản ứng của họ ở Đông Nam á: quá khứ và hiện tại” và “Văn hoá tâm linh của người H’mông ở Việt Nam - truyền thống và hiện tại” của Vương Duy Quang, - “Người H’mông - với việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống” của Mai Thanh Sơn . Nhìn chung trong các tác phẩm trên, các nhà nghiên cứu trập trung đi sâu, lí giải về các hiện tượng văn hoá cảc về vật chất và tinh thần như văn hoá ăn, ở và tín ngưỡng – tôn giáo qua các đạo Saman, tôtem giáo, tính đa thần trong tôn giáo, hay đạo Kitô đối với dân tộc H’mông, rồi từ đó so sánh các tôn giáo đó trong quá khứ và hiện tại người H’mông còn lưu giữ và phát huy tới đâu?
    Thứ ba là các công trình nghiên cứu về cây lanh và các vấn đề liên quan trực tiếp tới đề tài của tôi, đây là một vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu ở các phương diện và ở những địa phương khác nhau. Các công trình chủ yếu giới thiệu ở mức khái quát về cây lanh, cách thức trồng, chăm sóc, thu hoạch lanh và các công đoạn chế biến lanh thành vải. Sau đó là quá trình dệt lanh thành các bộ trang phục với các hoa văn đặc trưng của từng ngành. Đó là các công trình: “ Mấy nhận thức về trang phục H’mông” của Nguyễn Tất Thắng, Trang phục phụ nữ H’mông Hoa ở Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” của Trần Thị Thu Thuỷ, “Sự đổi mới nghề dệt, may cổ truyền của người Hmông” của Quách Thị Oanh - Tạ Đức, Trồng lanh và nghề dệt vải của người Mông ở Đồng Văn – Hà Tuyên” của Vương Thị Bình, “Hoa văn trên vải dân tộc H’mông” của Diệp Trung Bình, “Trang phục của người Mông Lềnh” của Trần Sỹ Nguyên,“Về việc bảo tồn và phát triển nghề dệt vải lanh truyền thống của người H’mông” của Trần Thị Minh Tâm, “Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc H’mông” của Đặng Thị Oanh
    Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu về dân tộc H’mông xoay quanh các vấn đề về kinh tế, định canh định cư, tín ngưỡng – tôn giáo .Tuy nhiên, qua đây chúng ta thấy rằng, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở sự việc giới thiệu cây lanh và vai trò của cây lanh trong việc dệt vải, các biểu tượng của nó trong các tác phẩm thơ ca dân gian với một hình tượng nào đó, chứ chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của cây lanh đối với đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc H’mông ở một vùng miền nhất định. Với xu hướng nghiên cứu dân tộc học hiện nay là chủ yếu ở việc nghiên cứu “Điểm”, để cho chúng ta cái nhìn cận cảnh và sâu sắc hơn, chính vì vậy tôi đã chọn “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người Hmông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai ” làm khoá luận của mình.
    3. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Các nguồn tài liệu
    Trong khi làm khoá luận này, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau:
    - Thứ nhất, tài liệu là các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách, báo, tạp chí chuyên ngành của các thế hệ đi trước, các khoá luận tốt nghiệp, luận án thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học, văn hoá của các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Văn hóa, Viện Dân tộc học, các bảo tàng dân tộc học và thư viện của quốc gia.
    - Thứ hai, là các báo cáo, thống kê, bảng điều tra các lĩnh vực về các dân tộc hàng năm của các cơ quan nhà nước ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
    - Thứ ba, tài liệu được thu thập qua các chuyến đi thực tế thông qua các cuộc phỏng vấn người dân tại địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.




    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành được đề tài khoá luận này chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp:
    - Thứ nhất, với mục đích và mong muốn của chúng tôi là có cái nhìn chân thực và cận cảnh thực tế về cuộc sống của dân tộc H’mông ở Sapa – Lào Cai nên chúng tôi đã chọn phương pháp điền dã dân tộc học, cùng các phương pháp quan sát tham gia, phương pháp phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh .
    - Thứ hai, từ những tài liệu thu thập được khi đi điền dã và các tài liệu thành văn chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để phân loại và tìm ra những ý kiến chính xác nhất, với phương pháp này giúp chúng tôi thống kê được bao nhiêu gia đình còn trồng lanh và sử dụng chúng trong các hoạt động nào?
    - Thứ ba, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm có cái nhìn chân thực và rõ nét nhất và qua đó lý giải nhiều vấn đề xoay quanh các quan niệm của người H’mông về cây lanh đối với đời sống văn hoá của họ.
    4. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là người H’mông, cùng những vấn đề thuộc văn hoá vật chất và tinh thần. Đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở Sapa – Lào Cai.
    Mục đích của đề tài khoá luận là tìm hiểu, nghiên cứu về cây lanh, vai trò cũng như các tác dụng của nó đối với đời sống vật chất và đời sống tinh thần của dân tộc H’mông nói chung ở Sa Pa - Lào Cai, từ đó đưa ra một số kiến giải nhằm nâng cao hơn nữa việc trồng và chế biến cây lanh thành các nguyên liệu, dụng cụ trong đời sống của họ sao cho có hiệu quả và nhanh nhất.
    5. Đóng góp của khoá luận
    - Thứ nhất đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của cây lanh đối với người H’mông ở Sa Pa – Lào Cai.
    - Thứ hai, từ đề tài này đã đóng góp một phần tư liệu vào kho tàng kiến thức về văn hoá, bản sắc của người H’mông nói chung.
    6. Kết cấu khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khoá luận được gồm 59 trang được bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện SaPa – Lào Cai.(Từ trang 8 đến trang 24)
    Chương 2 : Vai trò của cây lanh đối với đời sống văn hoá vật chất của người H’mông ở Sa Pa – Lào Cai.(Từ trang 25 đến trang 41)
    Chương 3 : Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá tinh thần của người H’mông ở Sa Pa – Lào Cai.(Từ trang 42 đến trang 59)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...