Tiểu Luận Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM

    Lời mở đầu: Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, các nước muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải trao đổi buôn bán với phần còn lại của thế giới. Mối quan hệ hai chiều đó được phản ánh rõ nét nhất khi chúng ta nhìn vào cán cân thanh toán của quốc gia đó. Vậy cán cân thanh toán là gì ? Vai trò của như thế nào đối với tiến trình phát triển của một quốc gia?

    I, Khái niệm:

    Cán cân thanh toán quốc tế (The Balance Of Payments, kí hiệu là BOP hay BP) : là 1 bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và nguời không cư trú trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.

    II, Các cán cân bộ phận của BP:

    1. Cán cân vãng lai (current account – CA): để tiện ích cho việc phân tích cũng như theo dõi đánh giá các hoạt động của CA, người ta chia CA thành 4 cán cân tiểu bộ phận như sau:

    1.1, Cán cân thương mại (TB):

     Nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các

    khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa. Và nó được gọi là cán cân hữu hình.

     Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu:

    ã Tỷ giá: khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) thì cầu về ngoại tệ tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Nhập khẩu thì ngược lại.

    ã Lạm phát: lạm phát tăng thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ giảm nên khối lượng xuất khẩu sẽ giảm. nhập khẩu thì ngược lại.

    ã Giá thế giới của hàng hóa xuất – nhập khẩu: tăng thì giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm nên số lượng nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng và ngược lại.

    ã Thu nhập của người không cư trú: tăng thì cầu về hàng ngoại tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Và ngược lại đối với nhập khẩu.

    ã Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu: khi thuế quan tăng và hạn ngạch nhập khẩu giảm thì làm cho giá trị xuất khẩu của nước xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại.

    1.2, Cán cân dịch vụ: gồm

     Các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không , ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú.


    1.3, Cán cân thu nhập: gồm

     Thu nhập của người lao động : là những khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.

     Thu nhập về đầu tư: là những khoản thu từ đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào những giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú.

    1.4, Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:

     Gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển giao cho người cư trú và ngược lại.

     Mục đích: phản ánh lại sự phân phối lại thu nhập giữa người không cư trú và nguời cư trú.

     Các cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và chuyển giao vãng lai một chiều là cán cân vô hình, vì chúng không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường được.

    Tóm lại: xuất khẩu hàng hóa, du lịch, và nhận thu nhập từ người không cư trú, và nhận chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cung ngoại tệ (cầu nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên CÓ của cán cân và mang dấu (+), ngược lại trả thu nhập cho người không cư trú, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, và chi chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cầu ngoại tệ (cung nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên NỢ của cán cân thanh toán và mang dấu (-).

    2. CÁN CÂN VỐN:

    2.1 Cán cân vốn dài hạn


     Tiêu chí chủ thể: vốn dài hạn được chia theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước

     Tiêu chí khách thể: vốn dài hạn được chia thành: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác

    2.2 Cán cân vốn ngắn hạn: bao gồm


     Tín dụng thương mại ngắn hạn

     Tín dụng ngân hàng ngắn hạn

     Kinh doanh ngoại hối



    2.3 Chuyển giao vốn một chiều: bao gồm


     Các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư

     Các khoản nợ được xoá


    3. CÁN CÂN CƠ BẢN:

    Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai+ cán cân vốn dài hạn

    Những khoản mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn không thuộc cán cân cơ bản.


    4. CÁN CÂN TỔNG THỂ:

    Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai+ cán cân vốn+ nhầm lẫn và sai sót

     Những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn và sai sót

    ã Không thể tập hợp, thống kê được tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú

    ã Sự đa dạng của nguồn thông tin dùng để thu thập số liệu

    ã Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch trong cán cân vốn được báo cáo với giá trị thấp hơn so với thực tế

    ã Một số công ty muốn trốn thuế nên khai giảm giá trị hoá đơn xuất khẩu, tăng giá trị hoá đơn nhập khẩu

    ã Sự không khớp nhau về thời gian có thể dẫn đến 2 vế của giao dịch không được ghi chép đồng thời cùng một kỳ báo cáo.


    5. CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHÍNH THỨC:

    Gồm:

    ã Dự trữ ngoại hối quốc gia

    ã Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác

    ã Thay đổi dữ trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán


    Cán cân tổng thể + cán cân bù đắp chính thức = 0

    Nhận xét:

    - Khi cán cân tổng thể thặng dư (+), để tránh cho nội tệ lên giá, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào làm dự trữ ngoại hối tăng

    - Khi cán cân tổng thể thâm hụt (-), để tránh cho nội tệ giảm giá, ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra làm dự trữ ngoại hối giảm.


    III. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ:

    *Quy tắc 1:

    Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào, ghi dấu (+) đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)

    Thu trước chi sau
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...