Luận Văn Vai trò của các cơ quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của các cơ quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Đối tượng nghiên cứu .2


    3. Phạm vi nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu .3


    5. Cơ cấu luận văn 3


    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC HỘI 4


    1.1 Sơ lược về lịch sử của Quốc hội 4


    1.2 Vị trí, vai trò của Quốc hội .6


    1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội 9


    1.3.1 Lập hiến và lập pháp 9


    1.3.2 Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước .10


    1.3.3 Quyền giám sát tối cao .11


    1.4 Tổng thể về các Cơ quan trực thuộc của Quốc hội .12


    1.4.1 Vị trí và vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội .12


    1.4.1.1 Vị trí của ủy ban thường vụ Quốc hội .12


    1.4.1.2 Vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội 12


    1.4.2 Vị trí của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội 12


    1.4.3 Vai trò của Hội đồng dân tộc 13


    1.4.4 Vai trò của các ủy ban của Quốc hội .13


    CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẮT CỦA PHÁP LUẬT 15


    2.1 Tính thống nhất của pháp luật .15


    2.2 Yêu cầu của tính thống nhất của pháp luật .17


    2.2.1 Quan niệm về quyền lực nhà nước là thống nhất .18


    2.2.2 Quan niệm về phân công, phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp .20

    2.3 Các cơ quan tham gia vào tính thống nhất của pháp luật 22


    2.4 Vai trò chung của các Cơ quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật 23


    2.4.1 về tổ chức của Quốc hội .24


    2.4.2 về quyền lập pháp 25


    2.4.3 về quy mô các đạo luật .25


    2.3.4 về vấn đề kiểm soát của Quốc hội đối vói các quan hệ quyền lực và việc thực hiện quyền lực nhà nước 26


    2.5 Vai trò của từng Cơ quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật 27


    2.6 Vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội 27


    2.6.1 Chức năng của ủy ban thường vụ Quốc hội .27


    2.6.2 Các ban của ủy ban thường vụ Quốc hội 29


    2.6.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội 32


    2.6.4 Nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực của ủy ban thường vụ Quốc hội 33


    2.7 Vai trò của Hội đồng dân tộc 38


    2.8 Vai trò của các ủy ban của Quốc hội .40


    2.8.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của các ủy ban của Quốc hội .40


    2.8.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của từng ủy ban 41


    2.8.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban pháp luật .41


    2.8.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban tư pháp 42


    2.8.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban kinh tế 42


    2.8.2A Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban tài chính, ngân sách 43


    2.8.2.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban quốc phòng và an ninh .43


    2.8.2.Ó Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên,


    thiếu niên và nhi đồng 44


    2.8.2.7 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban về các vấn đề xã hội 44


    2.8.2.8 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban khoa học, công nghệ và môi


    trường .45


    2.8.2.9 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban đối ngoại 45

    CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC HỘI .47


    3.1 Thực tiễn của các Cơ quan trực thuộc của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật 47


    3.1.1 Quốc hội - mô hình sáng tạo tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo yêu cầu nhà nước pháp quyền 48


    3.1.2 Hoạt động của Quốc hội với yêu cầu đổi mói .49


    3.2 Thực tiễn trong việc đảm bảo tính thống nhất pháp luật của từng Cơ quan trực thuộc Quốc hội 54


    3.2.1 ủy ban thường vụ Quốc hội .54


    3.2.2 Hội đồng dân tộc .55


    3.2.3 Các ủy ban của Quốc hội .56


    3.3 Hướng hoàn thiện .57


    3.3.1 Bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội vói yêu cầu hoàn thiện nhà nước pháp quyền 57


    3.3.2 Các yếu tố bảo đảm để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu nhà nước pháp quyền 58


    3.3.3 Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu Cơ bản đối vói hệ thống pháp luật .62


    3.3.4 Những yêu cầu Cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam .65


    3.3.4.I. Những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành .65


    3.3A.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà


    nước pháp quyền XHCN 67


    PHẦN KẾT LUẬN

    LỜI NÓI ĐẦU


    6. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong thời đại hiện nay, hội nhập khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, đặc biệt về kinh tế là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế nói trên. Quá trình hội nhập khu vực và thế giới tạo ra tiền đề cho sự ra đời một khung pháp lý chung của cộng đồng trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, thương mại, đầu tư, sở hữu, .Quá trình này đòi hỏi mỗi quốc gia phải đạt được những vấn đề sau: tham gia đày đủ và toàn diện các công ước và hiệp ước đa phương, thể chế hóa nội dung các công ước, hiệp định quốc tế vào nội luật, xây dựng và hoàn thiện các luật và chế định tương đương với nước khác, xây dựng và tăng cường hệ thống thực thi pháp luật. Như vậy, việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật của mỗi quốc gia. Các quốc gia khi ban hành các đạo luật điều chỉnh về một lĩnh vực nào đó thì không thể không tính đến những quy định pháp luật trong các lĩnh vực này ở các quốc gia có liên quan.


    Hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế là cơ sở cho việc điều chỉnh pháp luật. Nhưng với tư cách là bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có những ảnh hưởng, tác động nhất định đến các hoạt động kinh tế, hợp tác . trong một quốc gia nói riêng và giữa các quốc gia trong cộng đồng nói chung. Pháp luật tạo ra một “hành lang pháp lý” cho mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp . Có thể nói pháp luật là một công cụ không thể thiếu trong việc duy trì một trật tự pháp luật theo đúng ý chí của nhà làm luật. Pháp luật là một công cụ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, phòng ngừa mọi hành vi vi phạm.


    Trong những năm qua, chúng ta đã có những cố gắng to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế. Việc tham gia ngày càng nhiều của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế cũng như ký và gia nhập với số lượng ngày càng tăng các điều ước quốc tế song phương và đa phương thể hiện mong muốn của Việt Nam muốn hợp tác với tất cả các quốc gia. Chẳng hạn, chúng ta đã có những nỗ lực to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tư nước ngoài nói riêng, trong đó phải kể đến lần sửa đổi, bổ sung của luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam nhìn chung được đánh giá là khá thông thóang, hấp dẫn, tiếp cận gần với thông lệ và tập quán quốc tế trong lĩnh vực này. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000 đã có một số quy định nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh có vốn đàu tư nước ngoài, mở rộng quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .


    Với những yêu cầu mang tính cấp thiết phải thay đổi và phát huy hơn nữa về mọi mặt của đất nước. Nhưng điều quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định đó là phải có bộ máy nhà nước chặt chẽ với những chính sách phù hợp. Việt Nam có được vị thế hiện nay trên trường quốc tế là do quá tình phát triển không ngừng về tất cả các lĩnh vực. Trong đó điểm quan trọng nhất đó là sự thay đổi đường lối lãnh đạo của Đảng, bộ máy quản lý nhà nước, đặc biệt là những hoạt động của Quốc hội đã có nhiều thay đổi về chất lẫn về lượng, từ tổ chức hoạt động cho đến hình thức hoạt động góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


    “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Muốn tìm hiểu về pháp luật của một đất nước nhất là những nước theo chế độ chủ nghĩa xã hội như nước ta thì trước tiên phải am hiểu được cách thức tổ chức cũng như hoạt động của Quốc hội (chủ thể quan trọng nhất có quyền điều hành mọi hoạt động của đất nước).


    Trong quá trình vận động đất nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì đất nước ta đã thông qua bốn bản Hiến pháp và cũng đồng nghĩa với bốn cách thức tổ chức và hoạt động khác nhau của Quốc hội. Nghiên cứu về tính thống nhất pháp luật của các cơ quan trực thuộc Quốc hội là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tính thống nhất giữa các cơ quan của Quốc hội về lĩnh vực pháp luật.


    Việc nghiên cứu để thấy rõ vấn đề đảm bảo tính thống nhất pháp luật giữa các cơ quan trực thuộc Quốc hội là một điều cần thiết và giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng đắn hơn nữa nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước ta trong giai đoạn hội nhập và phát triển, phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


    7. Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là Quốc hội_với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của bộ máy nhà nước, bao gồm các cơ quan chuyên môn trong Quốc hội như: ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội. Ngoài ra còn nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các cơ quan này với nhau.


    8. Phạm vỉ nghiên cứu


    Đề tài tìm hiểu các quy định trong Hiến pháp về cơ cấu tổ chức của Quốc hội, các cơ quan trực thuộc bao gồm ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Ngoài ra còn tìm hiểu các bình luận, bài viết của các nhà nghiên cứu về pháp luật và các hội thảo về pháp luật.


    9. Phương pháp nghiên cứu


    Đối với đề tài nghiên cứu này thì phương pháp thích hợp nhất là phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra kênh thông tin quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu là thực tế tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta hiện nay. Ngoài ra em còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, dẫn chứng phân tích những quy định cụ thể từ luật và tìm hiểu trích lọc các ý kiến phân tích từ tạp chí, các chuyên đề nghiên cứu có liên quan.


    10. Cơ cấu luận văn:


    Luận văn được chia làm 3 phần: lời nói đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung bao gồm ba chương, trong đó:


    Chương 1 Giới thiệu chung về các cơ quan trực thuộc Quốc hội Chương 2 Vai trò của các cơ quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật


    Chương 3 Thực tiễn của việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong các cơ quan trực thuộc Quốc hội


    Sau cùng em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy Phan Trung Hiền đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn và mong được sự đóng góp để hoàn thiện đề tài này từ quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người có cùng mối quan tâm đến vấn đề đảm bảo tính thống nhất pháp luật của các cơ quan trực thuộc Quốc hội.


    Xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...