Tài liệu Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, thực hiện quyền khiếu nại là một h́nh thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia hoạt động quản lư nhà nước, quản lư xă hội, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước. Giải quyết tốt khiếu nại hành chính của công dân nhằm phát huy dân chủ xă hội chủ nghĩa; góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nḥng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước; góp phần ổn định t́nh h́nh chính trị, thúc đẩy kinh tế phát triển.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh lóc sinh thời đă đặc biệt quan tâm tới việc khiếu nại của nhân dân và căn dặn, nhắc nhở các cơ quan nhà nước phải nêu cao ư thức trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân:
    Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc v́ chưa hiểu rơ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt th́ đồng bào mới thấy rơ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ. Do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ ngày càng được củng cố tốt hơn 108. tr. 5].
    Tinh thần, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đă được thể hiện sâu sắc trong các bản Hiến pháp và được thể chế hóa trong những văn bản pháp luật. Điều 74 Hiến pháp nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam đă quy định:
    Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
    Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
    Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác.
    Mọi hành vi xâm hại lợi Ưch của Nhà nước, quyền và lợi Ưch hợp pháp của tập thể và công dân phải được kịp thời xử lư nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dù [15, tr. 2].
    Các cơ quan thanh tra nhà nước có vai tṛ, trách nhiệm đặc biệt trong giải quyết các khiếu nại hành chính. Kể từ khi mới được thành lập, Ban thanh tra đặc biệt được giao nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại. Điều 2 Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 quy định: Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền nhận các đơn khiếu nại của nhân dân. Tiếp sau đó trong nhiều văn bản pháp luật nhất là Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định cụ thể vai tṛ, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hành chính:
    - Xác minh, kết luận, kiến nghị thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp giải quyết các khiếu nại hành chính;
    - Giải quyết khiếu nại hành chính theo thẩm quyền và giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp;
    - Tiếp dân, nhận các khiếu nại của công dân;
    - Quản lư nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.
    Thực tế cho thấy, các cơ quan thanh tra ở bất cứ giai đoạn nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi năm, thanh tra các cấp, các ngành đă giải quyết và tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết hàng chục ngh́n vụ việc khiếu nại, tiến hành được hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc giải quyết khiếu nại. Qua đó phát hiện và xử lư nhiều hành vi vi phạm pháp luật, thu hồi cho ngân sách nhà nước một số lượng lớn tài sản có giá trị, khôi phục lại quyền và lợi Ưch hợp pháp cho nhiều công dân với, góp phần quan trọng tăng cường pháp chế xă hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lư nhà nước, phát huy quyền dân chủ nhân dân.
    Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc nhận thức và thực hiện vai tṛ, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính có những hạn chế nhất định. Hơn nữa, một số vấn đề lư luận, định hướng hoàn thiện pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác này cũng cần phải tiếp tục được làm rơ. Do đó, việc nghiên cứu để khẳng định vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính là cần thiết. V́ vậy, với những lư do trên dưới giác độ lư luận về nhà nước và pháp luật tôi chọn đề tài
    Do ®ă, viÖc nghiªn cøu ®Ó kh¼ng ®̃nh vai trß cña c¸c c¬ quan thanh tra nhµ n­íc trong viÖc gi¶i quyƠt c¸c khiƠu n¹i hµnh chƯnh lµ cÇn thiƠt. V× vËy, víi nhưng lư do trªn d­íi gi¸c ®é lư luËn v̉ nhµ n­íc vµ ph¸p luËt t«i chän ®̉ tµi Vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ luật học.
    2. T́nh h́nh nghiên cứu đề tài
    2.1. T́nh h́nh nghiên cứu trong nước
    Từ trước tới nay đă có một số công tŕnh khoa học nghiên cứu ở mức độ nhất định về vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiên cứu những quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo như nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại của công dân trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (trong đó có các cơ quan thanh tra nhà nước) khi thiết lập Ṭa án hành chính ở Việt Nam; nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan thanh tra nhà nước; nghiên cứu các quy định pháp luật và phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
    Tuy nhiên, việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết các khiếu nại hành chính chưa được đề cập tới.
    2.2. T́nh h́nh nghiên cứu ở nước ngoài
    Khi nghiên cứu để xây dựng Đề án thành lập Ṭa án hành chính ở Việt Nam và xây dựng Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Thanh tra nhà nước và các cơ quan hữu quan có nghiên cứu một số vấn đề lư luận và quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số nước trên thế giới; về tài phán hành chính ở Cộng ḥa Pháp, Cộng ḥa Liên bang Đức, Thụy Điển, Trung Quốc, Thái Lan Đồng thời đă tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề này. Đây là những thông tin, tài liệu tốt phục vụ việc nghiên cứu về giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam và việc nghiên cứu đề tài này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Luận giải những vấn đề lư luận và thực tiễn để xác định vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính.
    Đề xuất nhưng giải pháp pháp lư nhằm nâng cao hơn nữa vai tṛ các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Làm rơ cơ sở lư luận và cơ sở pháp luật xác định vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính.
    Đánh giá thực trạng việc thực hiện vai tṛ của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính.
    Đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa vai tṛ của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp luật về khiếu nại.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, là nghiên cứu vai tṛ của Thanh tra nhà nước, thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện, cấp Bộ, cấp Sở trong giải quyết các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
    Nghiên cứu những vấn đề lư luận về vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính thể hiện trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, qua thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra trên phạm vi cả nước, trong thời gian từ năm 1998 đến nay(kể từ khi có Luật khiếu nại, tố cáo đến nay).
    Giới hạn nghiên cứu vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính nằm trong giai đoạn giải quyết ở các cơ quan hành chính nhà nước. Việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong giai đoạn xét xử tại Ṭa án hành chính không đề cập trực tiếp trong luận văn này.
    5. Cơ sở lư luận và phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài dùa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời đứng trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật và yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân và v́ dân.
    Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xă hội học, tổng kết thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể.
    6. Đóng góp về lư luận và thực tiễn của luận văn
    Thông qua việc nghiên cứu đề tài này luận văn góp phần làm sáng tỏ và khẳng định rơ hơn những vấn đề lư luận về vai tṛ của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính. Tổng kết thực tiễn về việc thực hiện vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta, và t́m ra những bất cập, nguyên nhân, điều kiện của những bất cập đó. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai tṛ của các cơ quan này trong giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta trong thời gian tới.
    Luận văn có thể là tài liệu tham khảo để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật có liên quan, phục vụ cho cán bộ, thanh tra viên vận dụng trong hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu lư luận về thanh tra, giải quyết khiếu nại hành chính.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.




    Chương 1
    Cơ sở lư luận và cơ sở pháp luật về vai tṛ của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính
    v̉ vai trß cña c¸c c¬ quan thanh tra nhµ n­íc trong gi¶i quyƠt khiƠu n¹i hµnh chƯnh

    1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
    1.1.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của khiếu nại hành chính
    1.1.1.1. Khái niệm khiếu nại
    - Khái niệm khiếu nại được sử dụng rộng răi trong đời sống xă hội, khiếu nại theo gốc tiếng Latinh: Complant, nghĩa là sự phàn nàn, phản ứng, bất b́nh của người nào đó về vấn đề có liên quan [29, tr. 205].
    Theo thuật ngữ pháp lư phổ thông th́ khiếu nại là việc yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xă hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm các quyền và lợi Ưch hợp pháp của bản thân người khiếu nại [27 tr. 105].
    Theo Đại Từ điển tiếng Việt, khiếu nại (đgt): thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đă làm [32, tr. 904].
    Như vậy, khiếu nại theo nghĩa chung là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng đắn, gây thiệt hại đến quyền, lợi Ưch chính đáng của họ và đ̣i bồi thường thiệt hại do việc làm không đúng gây ra.
    - Khiếu nại hành chính là ǵ? Khiếu nại hành chính là một hiện tượng xă hội thể hiện một dạng quan hệ đặc biệt phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân. Khái niệm khiếu nại hành chính mới được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998. Nhưng trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đă đề cập đến vấn đề này, có nhiều cách giải thích khác nhau, song nh́n chung khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm xem xét lại việc làm thuộc phạm vi hành chính khi cho rằng việc làm đó là không đúng.
    Theo quy định tại Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 th́ khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi Ưch hợp pháp của ḿnh. Hiện nay ngoài Luật khiếu nại, tố cáo th́ trong nhiều văn bản pháp luật về quản lư ngành, lĩnh vực cũng có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính như: quy định khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thuế, tài chính, đất đai, môi trường, xử phạt vi phạm hành chính
    1.1.1.2. Chủ thể và đối tượng của khiếu nại hành chính
    - Về chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức. Công dân là chủ thể chính của quyền khiếu nại. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật quốc tịch năm 1998 th́ công dân nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo tinh thần của pháp luật th́ mọi công dân Việt Nam đều có quyền khiếu nại đối với quyếtđịnh hoặc việc làm của cơ quan, tổ chức mà họ cho là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi Ưch hợp pháp của ḿnh, kể cả những người phạm tội h́nh sự có thể bị tước một số quyền công dân như quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử họ vẫn có quyền khiếu nại (trừ trường hợp bị tước quyền quốc tịch) [5, tr. 25], ví dụ như khiếu nại về hành vi vi phạm của giám thị; của thủ trưởng cơ quan quản lư trại giam.
    Mặc dù pháp luật có quy định khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, song để thực hiện th́ người khiếu nại và việc khiếu nại phải đảm bảo thỏa măn những quy định nhất định, hay nói cách khác là phải đảm bảo các điều kiện để khiếu nại.
    Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07-08-1999 tại Điều 2 quy định về điều kiện để khiếu nại được cơ quan nhà nước thụ lư giải quyết. Thứ nhất, người khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Thứ hai, người khiếu nại phải có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy định của pháp luật có quyền khiếu nại. Thứ ba, người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trong thời gian quy định. Thứ tư, việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng và chưa được ṭa án thụ lư giải quyết.
    Đối với công dân là người chưa thành niên, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của ḿnh th́ thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; người ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc v́ lư do khách quan mà không thể tự ḿnh khiếu nại th́ th́ có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện việc khiếu nại trong phạm vi được ủy quyền.
     
Đang tải...