Tài liệu Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do


    dân và vì dân




    Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) nước ta qui định rõ “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Bầu cử không những là phương thức nhân dân lựa chọn và ủy thác quyền lực cho các thiết chế đại diện, thể hiện rõ nét nhất Nhà nước“của nhân dân”, nó còn có ý nghĩa quan trọng quyết định phương thức hoạt động “do nhân dân” để hướng tới mục đích “vì nhân dân” của Nhà nước. Bài viết bàn về vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.










    1. Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền - nền tảng của mọi nhà


    nước pháp quyền




    1.1. Luật pháp quốc tế về hợp pháp hóa (legitimacy) chính quyền




    Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 của Liên hiệp quốc đã khẳng định “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” (Điều 21)1. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị trịnh trọng tuyên bố “Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) tham gia vào việc điều hành các công việc nhà nước một cách trực tiếp hoặc thông qua những người đại diện được họ tự do lựa chọn; b) bầu cử và

    ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình ” (Điều 25)2. Bằng bầu cử, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện và ủy thác quyền lực cho họ. Họ thay mặt nhân dân, thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước, và như vậy mới là quyền lực hợp pháp.




    Như vậy, ý chí của nhân dân là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân chọn lựa cho mình người đại diện và ủy thác quyền lực cho họ. Nói cách khác, cơ quan đại diện nhận quyền lực từ nhân dân và thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực (chủ quyền nhân dân) trong bộ máy nhà nước. Chính vì lẽ đó, chính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử hợp pháp được cộng đồng quốc tế công nhận.


    Hội nghị an ninh và hiệp tác châu Âu (Organization for Security and Co- operation in Europe - CSCE) khẳng định “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử định kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lực nhà nước”3.


    Lịch sử phát triển của nhà nước trên thế giới đã trải qua nhiều cách thức tổ chức chính quyền mà không qua bầu cử. Dân chủ xét dưới góc độ tổ chức bộ máy nhà nước có nghĩa là nhân dân chính là chủ thể của quá trình tổ chức. Do vậy, các phương thức tổ chức không thể hiện bản chất đó như truyền ngôi thế tập, dùng bạo lực có xu thế chuyển sang bầu cử. Trong thế giới hiện đại, chính quyền thành lập không qua bầu cử - như bằng đảo chính quân sự - dù nhằm mục đích gì (kể cả được coi là chính đáng, như chính quyền cũ quá thối nát), thường không được các quốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận, hoặc nếu có thì sự thừa nhận cũng hết sức dè dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu cử theo những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về nguyên tắc, chính quyền đó được coi là hợp pháp và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

    Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong một hệ thống chính trị dân chủ, không gì có thể thay thế được những cuộc bầu cử đại chúng có vai trò hợp pháp hóa quyền uy của người đại diện. Chức năng thiết yếu của các cuộc bầu cử là hợp pháp hóa uy quyền công cộng và cung cấp những đại biểu dân cử với một sự uỷ nhiệm quyền lực đặc biệt4. Chế độ bầu cử được coi là “phương thức chính
    thống thay đổi quyền lực nhà nước”5. J.Locke cho rằng, chính quyền được tạo


    dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng; hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được uỷ quyền.


    Sự hậu thuẫn của cử tri càng lớn, việc thực hiện quyền lực của cơ quan dân cử sẽ càng thuận lợi6. Cuộc bầu cử càng đảm bảo chế độ phổ thông đầu phiếu, cử tri tham gia bầu cử càng đông, ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị trúng cử đạt độ tín nhiệm càng cao, càng đảm bảo tính chính đáng. Cũng thật dễ hiểu, những cơ quan, những chức danh do nhân dân trực tiếp bầu ra, bao giờ tính “chính danh” cũng cao hơn, vì sự tấn phong của nhân dân tạo vị thế vững chắc cho họ: họ là người đại diện cho nhân dân, nhận được quyền lực trực tiếp từ chính nhân dân. Về nguyên tắc, những cơ quan do nhân dân bầu ra, thì phải do nhân dân phế truất (trong trường hợp cần xử lý kịp thời, thủ tục thực hiện cần chặt chẽ và thuờng kết hợp những hình thức nhất định để đảm bảo ý chí của nhân dân). Và cũng vậy, các cơ quan được thành lập từ cơ quan đại diện thường được gọi là những cơ quan phái sinh từ nhân dân.




    Mặt khác, cũng cần thấy rằng, không phải tất cả các cuộc bầu cử đều tạo tính hợp pháp, tính chính đáng cho quyền lực nhà nước. Nếu như các cuộc bầu cử không phản ánh ý chí của nhân dân thì bầu cử chỉ là “vỏ bọc”, được mượn để hợp thức hóa chính quyền. Không phải ngẫu nhiên, cộng đồng tiến bộ quốc tế, để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, thúc đẩy việc tôn trọng thực thi và bảo vệ quyền con người, bằng nhiều biện pháp đã khuyến khích các nước mở rộng bầu cử tự do, công bằng, cạnh tranh, vì suy cho cùng, đó là cách thức tốt nhất để các cuộc bầu

    cử phản ánh đúng đắn nhất, trung thực nhất ý chí của nhân dân. Vì sự chặt chẽ, tính thống nhất và sự ràng buộc của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia còn ở mức độ nhất định, trong khi đó, các cuộc bầu cử ở mỗi nước là do pháp luật của nước đó quy định; do vậy, không đơn giản để có tiêu chí thống nhất về bầu cử tự do, công bằng đối với các nước. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử không tuân thủ các nguyên tắc bầu cử tiến bộ, như không đảm bảo phổ thông đầu phiếu (như bầu cử chỉ dành cho nam giới ), hạn chế tự do (như khủng bố, ám sát các ứng cử viên ), không đảm bảo bình đẳng, công bằng (như tìm mọi cách loại bỏ ứng cử viên, gian lận phiếu ), hay các biểu hiện bất minh để hạ thấp vai trò của cử tri khó có thể được coi là các cuộc bầu cử đúng đắn, chân chính. Do đó, tính chính đáng của chính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử như vậy là một vấn đề cần được xem xét.


    1.2. Hợp pháp hóa quyền lực chính trị ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...