Luận Văn Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẨU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
    1. Khái quát chung về tín dụng xuất khẩu 4
    1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu 4
    1.2 Phân loại tín dụng xuất khẩu 5
    1.2.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay 5
    1.2.2 Căn cứ theo các giai đoạn của một giao dịch xuất khẩu 6
    1.2.3 Căn cứ theo chủ thể được cấp tín dụng 7
    1.2.4 Căn cứ theo chủ thể cấp tín dụng 7
    1.3 Rủi ro trong tín dụng xuất khẩu 9
    1.3.1 Rủi ro thương mại 9
    1.3.2 Rủi ro chính trị 10
    1.4 Một số phương thức giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu 11
    1.4.1 Bảo lãnh ngân hàng 11
    1.4.2 Bao thanh toán 11
    1.4.3 Tín dụng chứng từ 12
    2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
    2.1 Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
    2.2 Đặc điểm 13
    2.2.1 Hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
    2.2.1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
    2.2.1.2 Đối tượng bảo hiểm 14
    2.2.1.3 Phạm vi bảo hiểm 14
    2.2.1.4 Hạn mức tín dụng 14
    2.2.1.5 Tỷ lệ bảo hiểm 15
    2.2.1.6 Phí bảo hiểm 15
    2.2.2 Nguyên tắc bảo hiểm 16
    2.2.3 Quy trình chuyển giao rủi ro 17
    2.2.3.1 Quy trình chuyển giao rủi ro đơn giản 17
    2.2.3.2 Quy trình chuyển giao rủi ro có sự tham gia của ngân
    hàng 18
    2.3 Phân loại 19
    2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 19
    2.3.2 Căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc phạm vi trách nhiệm
    bảo hiểm 20
    2.3.3 Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm 20
    2.3.4 Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng cho các hoạt động
    thương mại 21
    2.4 Mục đích 21
    3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 22
    3.1 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu 22
    3.1.1 An tâm trước các rủi ro 22
    3.1.2 Tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà xuất khẩu 22
    3.1.3 Cung cấp thông tin về bên nhập khẩu 23
    3.2 Đối với quốc gia xuất khẩu 24

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
    1. Khái quát sự ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
    Việt Nam 26
    1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển BHTDXK trên
    thế giới 26
    1.1.1 Quá trình hình thành 26
    1.1.2 Sự phát triển 27
    1.1.3 Tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 28
    1.1.4 Một số tổ chức thúc đẩy sự phát triển BHTDXK 31
    1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam 33
    2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam 35
    2.1 Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 35
    2.1.1 Về phía các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 36
    2.1.2 Về phía Nhà nước 42
    2.1.3 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu 50
    2.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 51
    2.2.1 Về phía các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 51
    2.2.2 Về phía Nhà nước 53
    2.2.3 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu 53

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BHTDXK Ở VIỆT NAM
    1. Một số hệ thống BHTDXK tiêu biểu trên thế giới 56
    1.1 Hệ thống BHTDXK ở Đức 56
    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Euler Hermes 57
    1.1.2 Mô hình BHTDXK của Euler Hermes 58
    1.1.3 Các loại hình BHTDXK 58
    1.1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 59
    1.2 Hệ thống BHTDXK ở Mỹ 60
    1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển US Eximbank 61
    1.2.2 Mô hình BHTDXK của US Eximbank 63
    1.2.3 Các loại hình BHTDXK 63
    1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 67
    1.3 Hệ thống BHTDXK ở Nhật Bản 68
    1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển NEXI 70
    1.3.2 Mô hình BHTDXK của NEXI 70
    1.3.3 Các loại hình sản phẩm bảo hiểm NEXI 71
    1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 72
    2. Một số kiến nghị nâng cao vai trò của BHTDXK ở Việt Nam 74
    2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 74
    2.1.1 Mô hình cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 74
    2.1.2 Cơ quan quản lý, giám sát hoạt động BHTDXK 76
    2.1.3 Vai trò của Chính phủ trong cung cấp BHTDXK 76
    2.1.4 Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho BHTDXK 77
    2.1.5 Khuyến khích doanh nghiệp tham gia 78
    2.2 Kiến nghị đối với tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 78
    2.2.1 Nghiên cứu và khai thác sản phẩm BHTDXK 78
    2.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin giám sát rủi ro 79
    2.2.3 Phối hợp với ngân hàng cung cấp BHTDXK 80
    2.2.4 Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác 81
    2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu 81
    2.3.1 Nâng cao kiến thức BHTDXK 81
    2.3.2 Quản lý rủi ro thanh toán với BHTDXK 82
    2.3.4 Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động BHTDXK 83
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC 89

    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới hơn 20 năm cho đến nay, Việt Nam đã có những bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu rộng. Trong quá trình hội nhập đó, các hoạt động thương mại quốc tế luôn được hỗ trợ đẩy mạnh. Doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của chính phủ không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp luôn gặp phải nhiều khó khăn từ việc thâm nhập vào thị trường mới, rủi ro xảy ra đối với thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và cả các quy định, các cam kết mà chính phủ đã ký kết, tham gia không được dành những hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp như trước đây. Chính vì vậy, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế đã tham gia cũng như cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ tự quản lý rủi ro hiệu quả thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một sản phẩm cần được triển khai hoạt động. Sản phẩm bảo hiểm này không những giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi tiến hành hoạt động xuất khẩu mà còn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho nhà nhập khẩu và từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo việc làm cho người lao động.
    Trên thế giới, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh mẽ tại Tây Âu, chiếm hơn 85% [10] thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới. Trong đó Đức, Hà Lan, Pháp là những quốc gia sớm đi đầu và nhanh chóng chiếm ưu thế. Tuy đến sau nhưng trong khu vực châu Á, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ đã có hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ở Việt Nam, sản phẩm này vẫn đang còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và đang được thực hiện thí điểm từ năm 2011 – 2013 theo quyết định 2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với mong muốn loại hình bảo hiểm này nhanh chóng được triển khai thí điểm và phát triển tại thị trường Việt Nam nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam” để nghiên cứu.
    Đề tài được thực hiện với ba mục đích chính:
    Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về tín dụng xuất khẩu, rủi ro tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như các đặc điểm, vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm đưa ra cơ sở lý luận chung về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
    Thứ hai, khái quát quá trình hình thành, phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới và thực trạng hoạt động ở Việt Nam để từ đó đưa ra nhận xét chung về thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.
    Thứ ba, nghiên cứu một số hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu điển hình trên thế giới là Đức, Mỹ và Nhật từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với các tổ chức tham gia vào hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, cùng với đó là kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia hàng đầu trên thế giới, qua đó rút ra những bài học cũng như ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế đến cách thức, quy mô của hoạt động này trong giai đoạn hiện nay.
    Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2006 trở lại đây và hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Đức, Mỹ và Nhật.
    Khóa luận nghiên cứu dựa trên các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phân tích - thống kê, tổng hợp. Bên cạnh đó khóa luận còn sử dụng phương pháp so sánh và hệ thống hóa để từ đó rút ra các luận cứ logic.
    Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:
    CHƯƠNG 1: Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
    CHƯƠNG 2: Thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam
    CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị nâng cao vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...