Luận Văn Vai trò của báo chí với việc xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Ngày nay báo chí đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, cũng như trong các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội, đất nước ta đang trên đà triển tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó càng cần sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể phát huy toàn bộ nội lực để thúc đẩy sự phát triển, trong đó báo chí là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh với mục đích cung cấp cho công chúng với cái nhìn toàn cảnh sinh động của nền kinh tế thị trường, các sự kiện hiện tưởng xảy ra xung quanh cuộc sống. Đồng thời giúp phần định hướng dư luận xã hội, khẳng định lập trường quan điểm, tư tưởng của Đảng, Nhà Nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên quan điểm chủ nghĩa Mác Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Từ lâu, văn hóa đó là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong cuộc sống thường ngày văn hóa được nhắc đến như một món ăn tinh thần, tiềm ẩn trong nhận thức của mỗi con người, từ những hoạt động bình thường, cho đến những lời ăn tiếng nói đều chứa đựng văn hóa. Văn hóa đa dạng phong phú, bao trùm lên mọi hoạt động trong cuộc sống của con người, đó cũng là lí do tụi quyết định chọn đề tài “Vai trò của Báo chí với việc xây dựng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” với hi vọng sau khi nghiên cứu kỹ đề tài này tôi sẽ có được phần nào vốn kiến thức về văn hóa rộng lớn, đồng thời hiểu rõ được vai trò của báo chí trong việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó có những nhận thức mới về nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đóng góp vốn kiến thức của mình cũng như một phần trách nhiệm vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của nước nhà.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Vai trò của báo chí với việc xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” là một đề tài mới rất ý nghĩa mà trường Cao Đẳng Phát Thanh - Truyền Hình I dành cho sinh viên nghiên cứu. Đây cũng là dịp để sinh viên được tìm hiểu, nghiên cứu tình hình phát triển của lĩnh vực văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam cũng như vốn kiến thức văn hóa rộng lớn trên thế giới. Đồng thời, thấy rõ được vai trò của báo chí với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa trong cả nước cũng như vai trò của Báo Hà Giang trong việc giữ gìn phát huy những nét văn hóa truyền thống của vùng đất địa đầu của Tổ Quốc.
    3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài.
    Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn và làm thế nào để gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhà nước ta đã và đang huy động tất cả các ban ngành đoàn thể phát huy nội lực để giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Cũng bởi vậy, mục đích nghiên cứu của tôi nhằm tìm ra những ưu điểm, những nét đẹp về văn hóa, đồng thời tìm hiểu những phương hướng giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc.
    Đề tài trên được nghiên cứu tại Báo Hà Giang trong thời gian từ ngày 18 tháng 10 năm 2010 đến hết ngày 11 tháng 12 năm 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
    Vận dụng cơ sở lý luận báo chí, thực tiễn trong các cuộc thi thực tế, tìm hiểu về những nét văn hóa của các vùng dân tộc, trong dịp cuối năm nhằm thông tin đến công chúng những nét văn hóa đặc sắc của các vùng dân tộc nhân dịp tế cổ truyền, và những phong tục, lễ hội truyền thống có ý nghĩa tinh thần của các đồng bào thiểu số. Với những kiến thức đã học và tiếp thu ngoài thực tế, tôI sử dụng kết hợp các biện pháp như: Khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá, phân loại, so sánh, chứng minh, lấy ý kiến của những người có chuyên môn, hiểu biết về các phong tục tập quán ở các thôn bản như già làng, trưởng bnar, lấy ý kiến của các phóng viên nhà báo, những người nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa từ đó tổng hợp, đánh giá rút ra kết luận về những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời nói lên được vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
    5. Kết cấu tiểu luận
    Bao gồm 3 phần chính sau:
    * a. Mở ĐầU
    * B. phần NộI DUNG

    Chương 1 : Khái quát chung về việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
    Chương 2 : Xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại Báo Hà Giang
    Chương 3 : Nguyên nhân và một số giả pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
    * Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...