Tiến Sĩ Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Danh mục từ viết tắt iii
    Mở đầu 1
    CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TRẬT TỰ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 15
    1.1 Khái niệm trật tự trong quan hệ quốc tế 15
    1.1.1 Định nghĩa “trật tự thế giới” 15
    1.1.2 Biểu hiện và các dạng thức trật tự trong quan hệ quốc tế 19
    1.1.3 Đặc điểm và điều kiện để trật tự thế giới tồn tại 23
    1.2 Nhân tố tác động, công cụ và phương cách thiết lập trật tự
    trong quan hệ quốc tế 26
    1.2.1 Các nhân tố tác động tới trật tự thế giới . 26
    1.2.2 Công cụ thiết lập trật tự . 27
    1.2.3 Phương cách thiết lập trật tự 29
    1.3 Vai trò của nước vừa và nhỏ trong trật tự thế giới 35
    1.3.1 Lý luận về vai trò của nước vừa và nhỏ trong trật tự thế giới 35
    1.3.2 Một số trật tự điển hình trong lịch sử và vai trò của các
    nước vừa và nhỏ 39
    1.3.3 Điều kiện phát huy vai trò của các nước vừa và nhỏ và tiêu chí
    đánh giá vai trò đó 45
    Tiểu kết 47
    CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á TỪ
    NĂM 1967 ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 49
    2.1 Vai trò của ASEAN ở Đông Á từ năm 1967 đến nay 49
    2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành trật tự Đông Á . 49
    2.1.2 Vai trò của ASEAN đối với trật tự Đông Á từ 1967 đến nay . 55
    2.1.3 Trật tự Đông Á hiện nay và vai trò của ASEAN 68
    2.2 Dự báo trật tự Đông Á đến năm 2020 80
    2.2.1 Xu thế chuyển biến trật tự Đông Á đến năm 2020 . 80
    2.2.2 Triển vọng trật tự Đông Á đến năm 2020 96
    2.3 Dự báo vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á đến năm 2020 104
    2.3.1 Triển vọng vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á 104
    2.3.2 Điều kiện để ASEAN tiếp tục phát huy được vai trò trong
    trật tự Đông Á đến năm 2020 . 108
    Tiểu kết 110
    CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
    VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 113
    3.1 Trật tự thế giới và chính sách đối ngoại của Việt Nam 113
    3.2 Vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại Việt Nam 120
    3.2.1 Quá trình tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam 120
    3.2.2 Lợi ích của Việt Nam khi tham gia hợp tác ASEAN 125
    3.2.3 Các thách thức chủ yếu khi tham gia hợp tác ASEAN . 128
    3.3 Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam và chính sách
    đối với ASEAN đến năm 2020 129
    3.3.1 Định hướng CSĐN trong trật tự Đông Á đến năm 2020 129
    3.3.2 Định hướng chính sách đối với ASEAN đến năm 2020 134
    Tiểu kết 144
    KẾT LUẬN 146
    Danh mục các công trình đã công bố 151
    Danh mục tài liệu tham khảo 152


    Mở đầu
    1. Lýdo chọn đề tài – tính cấp thiết của đề tài
    Một chính sách đối ngoại hiệu quả phải có định hướng phù hợp với hoàn
    cảnh quốc tế - thường được hiểu là trật tự thế giới - đồng thời phải có các công
    cụ và phương tiện phù hợp để có thể triển khai được chính sách theo định hướng
    đã chọn. Hiện nay, trật tự thế giới nói chung và trật tự khu vực Đông Á nói riêng
    đang có những chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp do nhiều nguyên
    nhân, song quan trọng nhất là sự thay đổi tương quan sức mạnh về kinh tế, chính
    trị, quân sự của các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt là sự trỗi dạy của
    Trung Quốc và những tham vọng bành trướng và mở rộng ảnh hưởng của quốc
    gia này. Theo cơquan phân tích thông tin tình báo địa chiến lược Stratfor, trật tự
    thế giới đang có những xáo trộn lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh cho
    tới nay. Cũng có ýkiến cho rằng, trật tự thế giới, nhất là trật tự khu vực Đông Á
    đang có những biến động tầm cỡ thế kỷ do sự trỗi dạy của Trung Quốc. Trong
    bối cảnh đó, việc xác định đúng triển vọng phát triển của trật tự Đông Á là hết
    sức cần thiết cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, do đây là
    khu vực có tác động trực tiếp tới môi trường đối ngoại của đất nước.
    Trước những tác động của sự thay đổi trật tự khu vực Đông Á, trong 2-3
    năm vừa qua, ASEAN đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm, đã có những thành
    tựu lớn, song cũng đã có những thất bại nặng nề lần đầu tiên gặp phải trong lịch
    sử phát triển của tổ chức này. Trong khi đó, ASEAN đang ngày càng trở thành
    một công cụ và phương tiện quan trọng giúp tạo thế và lực cho Việt Nam trong
    trật tự Đông Á trong những năm tới, nhất là khi ASEAN đang có những bước
    phát triển mới, mang tính lịch sử như việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
    năm 2015, hay việc ASEAN nỗ lực duy trì vai trò trung tâm trong việc định hình
    trật tự mới ở khu vực Đông Á. Do vậy, việc đánh giá thực chất vai trò của
    2
    ASEAN trong tiến trình xây dựng trật tự Đông Á đến năm 2020 để qua đó xác
    định phương cách tham gia hợp tác ASEAN là rất cần thiết và cấp bách nhằm
    giúp Việt Nam có được định hướng chính sách đối ngoại phù hợp trong những
    năm tới.
    Về mặt lýluận, nghiên cứu vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á đến
    năm 2020 cũng sẽ giúp giải đáp câu hỏi liệu ASEAN với vai trò là tổ chức của
    các nước nhỏ và vừa có ảnh hưởng được tới quá trình thiết lập trật tự khu vực và
    thế giới hay không? Nếu có thì trong trường hợp nào? Nói cách khác, trong
    những điều kiện nào ASEAN có thể phát huy hiệu quả nhất vai trò của mình
    trong trật tự khu vực Đông Á? Câu hỏi nghiên cứu này xuất phát từ một tiền đề
    đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học chính trị quốc tế là các nước lớn luôn
    có vai trò và ảnh hưởng chính trong việc tạo dựng môi trường quan hệ quốc tế
    nói chung và tới trật tự thế giới nói riêng.
    Tuy là những vấn đề mang tính lýluận, thực tiễn và có tính cấp bách cao
    như đã nêu ở trên, song việc đánh giá và dự báo Vai trò của ASEAN trong trật tự
    Đông Á đến năm 2020 lại chưa được nghiên cứu một cách cơ bản ở cả trong
    nước và ngoài nước, cả ở khía cạnh lýthuyết và khía cạnh thực tiễn. Nguyên
    nhân chính do trật tự Đông Á đang thay đổi quá nhanh chóng trong những năm
    gần đây khiến việc nghiên cứu và dự báo trật tự khu vực có phần khó khăn. Việc
    thiếu có các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này khiến việc hoạch
    định định hướng đối ngoại của Việt Nam trong những năm tới, nhất là cho Đại
    hội XII, sao cho phù hợp với trật tự Đông Á và để sử dụng tối đa vai trò của
    ASEAN cần có thêm cơsở khoa học.
    Với những ýnghĩa lýluận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn chủ
    đề "Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng
    chính sách đối ngoại của Việt Nam" làm đề tài cho luận án Tiến sỹ chuyên
    ngành Quan hệ quốc tế của mình.
    3
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    2.1 Nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á
    2.1.1 Nghiên cứu lýluận về khái niệm trật tự thế giới
    Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung, khái niệm trật tự được sử
    dụng rất nhiều nhưmột công cụ để mô tả, phân tích các hiện tượng quan hệ quốc
    tế. Nhưng bản thân khái niệm trật tự ít khi trở thành đối tượng của nghiên cứu.
    Các công trình có tính khởi đầu về trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ
    hai là “The Grotian Conception of International Society” (Quan niệm theo
    trường phái Grotian về xã hội quốc tế) của Hedley Bull năm 1966 và “Hobbes
    and International Society” (Hobbes và xã hội quốc tế”) của Hedley Bull năm
    1981 (được xuất bản lại trong sách “Hedley Bull on International Society” do
    Alderson và Andrew Hurrel chủ biên năm 2000); “From International System to
    International Society: Structural Realism and Regime Theory Meet the English
    School” (Từ hệ thống thế giới tới xã hội thế giới: Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc
    và Thuyết thiết chế có điểm đồng với trường phái lýluận Anh Quốc, Tạp chí
    International Organisation, số 47(3), 1991) của Barry Buzan năm 1993. Các
    công trình này bắt đầu nhận diện sự tồn tại của trật tự thế giới và quan sát thấy
    một số đặc điểm của trật tự trong quan hệ quốc tế, qua đó dần dần phát triển
    nhận thức về khái niệm này. Tuy nhiên trật tự chưa thành chủ đề nghiên cứu
    chính của các công trình này nên lýthuyết về trật tự thế giới của các công trình
    này chưa được phát triển đầy đủ, chưa thể sử dụng cho mục tiêu của luận án.
    Trong khi trường phái tự do của Anh tiếp cận trật tự từ góc độ xã hội quốc
    tế, trường phái tân hiện thực Mỹ thường sử dụng thuyết hệ thống để phân tích
    trật tự thế giới. Cuốn “Theory of Internatinal Politics” (Lýthuyết về chính trị thế
    giới, NXB Addison-Wesley, 1979) của Kenneth Watz đã so sánh các cách tiếp
    cận và lýthuyết quan hệ quốc tế khác nhau, tập trung làm nổi bật lýthuyết hệ
    4
    thống trong quan hệ quốc tế. Các cuốn “Action and Reaction in World Politics:
    International System in Perspectives” (Hành động và phản ứng trong chính trị
    thế giới: Hệ thống quốc tế trong các quan điểm, NXB Little Brown, Boston,
    1963) của Richard Rosecrane; “International System and International law” (Hệ
    thống quốc tế và Luật quốc tế, NXB Praeger, New York, 1961) của Stanley
    Hoffman; “System and Process in International Politics” (Hệ thống và Tiến trình
    trong chính trị quốc tế, NXB Wisley, New York, 1957) của Kaplan Morton đã
    xây dựng một sốlý thuyết vềtrật tựthếgiới, nhưchỉ ra các dạng trật tự tồn tại
    trong các loại hệ thống quốc tế khác nhau, xác định nhân tố chủ đạo quyết định
    trật tự thế giới là cấu trúc của hệ thống quốc tế và đưa ra các giải thích về việc
    thay đổi trật tự thế giới. Tuy đã hữu ích hơn nhiều để phân tích trật tự thế giới, lý
    thuyết hệ thống quan hệ quốc tế chưa phải là công cụ được xây dựng để phân
    tích trật tự thế giới; cách tiếp cận hệ thống cũng quá thiên về quyền lực cứng
    trong việc quyết định trật tự trong hệ thống mà chưa thấy hết vai trò của các
    nhân tố khác. Do vậy, thuyết hệ thống cần phải được sử dụng cùng với các công
    cụ khác mới giải thích được đầy đủ trật tự thế giới.
    Đến giữa những năm 1990, với sự xoay chuyển cục diện thế giới từ lưỡng
    cực sang nhất siêu - đa cường, vấn đề trật tự thế giới mới lại được quan tâm và
    thảo luận nhiều. Hedley Bulll bắt đầu coi trật tự nhưmột hiện tượng trong quan
    hệ quốc tế cần được nghiên cứu sâu hơn, với tác phẩm “The Anarchical Society:
    A Study of Order in World Politics” (Xã hội vô chính phủ: một nghiên cứu về
    trật tự trong chính trị thế giới, NXB Columbia University Press, New York,
    1995). Các tác phẩm “Approaches to World order” (Các cách tiếp cận đối với
    Trật tự thế giới, NXB Cambridge University Press, 1996) của Robert Cox và
    Timothy Sinclair; “International order” (Trật tự thế giới, NXB Cambridge, UK:
    Polity Press, 1996) của John Hall; “Asian Security Order: Instrumental and
    Normative future” (Trật tự an ninh Châu Á: tương lai phương tiện và quy chuẩn,
    NXB Stanford University Press, Stanford, 2003) của Muthiah Alaggapa; “The


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Nguyễn Đặng Lan Anh (2012), "Quan niệm về Chủ quyền của Trung Quốc", Tạp
    chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(127)
    2. Trần Quang Cơ(1992), “Cục diện thế giói mới và vận nước”, trong Nguyễn Vũ
    Tùng (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam – Tập 2, NXB Thế giới
    3. Nguyễn Mạnh Cầm, “Trên đường triển khai Chính sách đối ngoại theo định hướng
    mới”, trích trong Nguyễn VũTùng, “Chính sách đối ngoại Việt Nam – Tập 2”, NXB
    Thế giới
    4. Luận Thùy Dương (2004), "Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cộng đồng
    Đông Á", Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 57
    5. LýQuang Diệu (2000), “Bí quyết Hóa rồng”, Nhà xuất bản Trẻ
    6. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), "Tác động của sự phát triển quan hệ Trung Quốc -ASEAN đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu
    Đông Nam Á, 1/2005
    7. Nguyễn Hoàng Giáp, Phan Văn Rân (2010), “Đặc điểm và xu hướng Biến động
    của Trật tự Đông Á Hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010
    8. Hồng Hà (1992), “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của nước ta”, Tạp chí
    Cộng sản, số 12.
    9. Hồng Hà (1992), “Tìm hiểu một số điểm mới về đường lối, chính sách đối ngoại
    trong văn kiện Đại hội X của Đảng”, trong: Tạp chí Công tác tư tưởng lý luận,
    tháng 9/2006.
    10. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009), "Hoạt động Triều Cống trong quan hệ bang giao
    giữa triều Nguyễn (Việt Nam) với triều Thanh (Trung Quốc), Tạp chí Nghiên cứu
    Trung Quốc, số 7 (95)
    11. VũVăn Hiền (biên soạn) (2010), Vấn đề Thời đại, Nxb Thông Tấn.
    12. VũVăn Hiền (2012), “Bức tranh thế giới đương đại”, Tạp chí Cộng sản, Số 831
    13. Trần Khánh (2007), "Thái độ của Mỹ đối với tiến trình hợp tác ASEAN+3", Tạp chí
    Nghiên cứu Đông Nam Á, 1/2007
    14. Trần Khánh (2010), “Lợi ích chiến lược của các nước lớn tại Đông Á trong thập
    niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010
    15. Lương Văn Kế (2009), "Ảnh hưởng của hệ giá trị chính trị phương Tây đến sự
    phát triển của các xã hội ở Đông Á - Trường hợp của Trung Quốc", Tạp chí
    Nghiên cứu Trung Quốc, Số 3(91)
    16. Trịnh Xuân Lãng, “Một vài suy nghĩa về chính sách của ta đối với các nước
    ASEAN và đối với Mỹ từ năm 1975 đến năm 1979”, trích trong Nguyễn VũTùng,
    “Chính sách đối ngoại Việt Nam” – Tập 2, NXB Thế giới, 2007
    17. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010), "Cục diện thế giới đến 2020", Nxb Chính trị
    quốc gia
    153
    18. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010), "Định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam
    đến 2020", Nxb Chính trị quốc gia
    19. Phạm Quang Minh, Trần Khánh (2010), “Cơsở lýluận cho việc nghiên cứu khu
    vực địa chính trị Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010
    20. Phạm Quang Minh (2012), "Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010)", Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội
    21. Lê Văn Mỹ (2010), “Quan điểm của Trung Quốc về Thế giới hài hòa trong hợp tác
    Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3/103
    22. Lê Văn Mỹ (2010), "Trung Quốc với trật tự thế giới hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu
    Trung Quốc, số 7/107
    23. Nguyễn Thu Mỹ (2006), "Cộng đồng An ninh ASEAN: từ ýtưởng tới hiện thực",
    Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, 4/2006
    24. Nguyễn Thu Mỹ (2008), "Việt Nam và công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN",
    Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 7/2008
    25. Nguyễn Thu Mỹ (2010), "Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến động
    địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí nghiên cứu Đông
    nam Á, số 4/2010
    26. Hoàng Khắc Nam (2001), "Quan hệ Việt Nam - ASEAN: từ song phương tới đa
    phương", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 5/2001
    27. Trịnh Vĩnh Niên, "Một số điều kiện để Trung Quốc thực hiện Nền ngoại giao nước
    lớn", Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 5(117)
    28. Nguyễn Thị Thu Phương (2010), "Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở
    khu vực Đông Nam Á", Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2(102)
    29. Trần Ngọc Thêm (2009), "Sự phát triển của Đông Á từ góc nhìn hệ thống - loại
    hình văn hóa", Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3(91)
    30. Nguyễn Ngọc Trường (2009), Thế giới: Khủng hoảng và Biến Động, Nxb Thế giới.
    31. LýTrí (2009), "Thực hiện sức mạnh mềm và chiến lược truyền bá đối ngoại của
    Trung Quốc", Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 1(89)
    32. Nguyễn VũTùng (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam – Tập II, Nxb Thế giới.
    33. Nguyễn Thành Văn (2008), "Sự tiến triển quan điểm của ASEAN về Cộng đồng
    ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1/2008
    34. Nguyễn Thành Văn (2008), “Bối cảnh hình thành xã hội dân sự của Malaixia dưới
    thời kỳ thuộc địa Anh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 8/2008
    Tiếng Anh
    35. Alex J. Bellamy, Mark Beeson (2011), “The Responsibility to Protect in Southeast
    Asia: Can ASEAN Reconcile Humanitarianism and Sovereignty?”, Asian Security
    Journal, Routledge.
    36. Amitav Acharya (1997), “Ideas, Identity, and Institution-Building: from the ASEAN
    Way to the Asia Pacific Way?”, The Pacific Review, Vol.10, No.3, pp. 319-320.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...