Tiểu Luận vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ n

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là một tất yếu khách quan và cần thiết. Đại hội Đảng lần thứ VI- đại hội đánh dấu bước ngoặt của công cuộc đổi mới- đã khẳng định: thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương này được Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định và bổ sung, làm rõ thêm. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn luôn khẳng định thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Thực tiễn 10 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng củng cố, nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và thực tế vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đã từng bước được khẳng định.
    Nhưng trong thực tiễn quản lý vĩ mô đối với kinh tế nhà nước có những mặt buông lỏng, có mặt thắt chặt chưa hợp lý; trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển nhanh và trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế nảy sinh những thách thức mới. Vì vậy, nếu chúng ta không có biện pháp mạnh, kiên quyết, kịp thời, hợp lý để chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước thì kinh tế nhà nước sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện vai trò chủ đạo của mình.


    PHẦN 1: Lí luận về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay​ 1. Khái niệm về kinh tế nhà nước.
    Phạm trù kinh tế nhà nước đã được sách báo đề cập đến trong nhiều năm gần đây và được sử dụng thống nhất từ Đại hội lần thứ VIII của Đảng đến nay. Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất( sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    2. Các bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước.
    Kinh tế nhà nước do nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
    Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có hai loại: một loại hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và một loại khác, hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu phúc lợi xã hội.Trong đó doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong thành phần kinh tế nhà nước.
    Các quỹ dự trữ quốc gia: là một bộ phận của kinh tế nhà nước, nhằm đảm bảo cho kinh tế nhà nước, kinh tế quốc dân hoạt động bình thường trong mọi tình huống. Các quỹ dự trữ quốc gia dùng lực lượng vật chất của mình dể điều tiết, quản lý, bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo cho tình hình kinh tế- xã hội ổn định để phát triển.
    Các quỹ bảo hiểm nhà nước: cũng là một bộ phận không thể thiếu được của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nó chịu trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm do nhà nước quy định để phục vụ cho kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh tế- xã hội bình thường trong những điều kiện bị tổn thất do rủi ro khách quan.
    Các tải sản của nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
    Các bộ phận cấu thành, tuy có nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống kinh tế nhà nước thống nhất và hoạt động theo một thể chế do nhà nước quy định.
    3. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
    Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Như vậy, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng, yêu cầu đúng đối với doanh nghiệp nhà nước và trên cơ sở đó tìm biện pháp, chính sách, cơ chế phù hợp, hữu hiệu để thúc đẩy nó phát triển.
    Trước hết, cần thống nhất một số quan điểm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Thứ nhất, nói đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là muốn nói đến vai trò quyết định của nó đối với xu thế phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, là vai trò trung tâm tác động, chi phối và định hướng sự vận động của các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, khi nói đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên hiểu đó là của cả hệ thống kinh tế nhà nước, trong đó, các doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà nước và có thể coi đây là bộ phận chủ lực của kinh tế nhà nước.
    Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần có thể được cụ thể hoá trên một số mặt chủ yếu sau:
    Một là, kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển các thành phần kinh tế khác, thể hiện ở chỗ:
    - Kinh tế nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo con đường xã hội chủ nghĩa; chính quyết định này là để mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo.
    - Kinh tế nhà nước đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng khác để tạo điều kiện, mở đường cho các thành phần khác phát triển.
    - Kinh tế nhà nước được tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, liên doanh liên kết với tư nhân trong và ngoài nước, với các thành phần kinh tế khác; việc làm này chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Ở đây cần chú ý: chúng ta cổ phần hoá chứ khônh phải tư nhân hoá, cổ phần hoá nhưng nhà nước phải giữ một tỉ lệ cổ phần khống chế và chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước không giữ những vị trí quan trọng, yết hầu của nền kinh tế. Việc cổ phần hoá, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác là nhằm mục đích mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển, song phỉa nhớ một điều là kinh tế nhà nước phải luôn luôn giữ vai trò quyết định xu hướng phát triển, vai trò trung tâm cuốn hút, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác đi vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, nếu rời bỏ vai trò này sẽ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
    Hai là, kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều này biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng tronh kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, gương mẫu trong việc nộp thuế đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
    Ba là, vai trò chủ dạo của kinh tế nhà nước còn đước thể hiện ở vai trò hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế nhà nước luôn có một bộ phận là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn vào các hoạt đọng kinh tế. Chính thông qua hoạt động này, doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ để các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn doanh nghiệp nhà nước đảm nhận những kĩnh vực vốn lớn, thu hồi vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không đủ sức hoặc không muốn làm, như việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đường sá điện nước v.v Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
    Mặt khác, kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước để hoạch định các chính sách quản lý vĩ mô vừa hỗ trợ vừa giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn như các chính sách về tài chính, thực hiện lãi suất cho vay ưu đãi, thuế, chính sách mậu dịch, hải quan để bảo vệ sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, v.v Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh.
    Bốn là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước, tạo thành một lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước, là công cụ và lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
    Như vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói lên vai trò trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Song, việc quyết định xu hướng vận động đó không phải bằng ý muốn chủ quan, mà phải bằng sức mạnh của lực lượng vật chất. Do đó, điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là phải có một thực lực kinh tế đủ mạnh, với một cơ chế quản lý thích hợp, có khả năng phát huy sức mạnh cộng hưởng của các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước.


    PHẦN 2: Thực trạng hoạt động của kinh tế nhà nước​ 1) Những thành tựu đã đạt được.
    Nhìn khái quát, hệ thống kinh tế nhà nước, mà chủ lực là hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang được đổi mới, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Điều này biểu hiện ở chỗ: hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang phát triển, nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và chi phối các thành phần kinh tế khác. Các bộ phận của kinh tế nhà nước như các quỹ dự trữ quốc gia đảm bảo những cân đối lớn của kinh tế quốc dân; hệ thống bảo hiểm được hình thành và phát triển, đã bảo hiểm và giúp các thành phần kinh tế an tâm sản xuất; tài nguyên, đất đai, hầm mỏ được khai thác đạt hiệu quả nhiều hơn. Cả hệ thống kinh tế này cùng với những thể chế thống nhất đồng bộ của nhà nước đang có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Điều đáng quan tâm là hệ thống doanh nghiệp nhà nước- lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước- qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi đã từng bước được củng cố và có đóng góp tích cực vào thành tựu của quá trình đổi mới ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã đứng vững trên thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp nhiều cho ngân sách. Trong giai đoạn 2000-2007 doanh nghiệp nhà nước đóng góp 39% GDP; 40% tổng thu ngân sách, 80% doanh nghiệp kinh doanh có lãi; 8% doanh nghiệp hoà vốn và 12% doanh nghiệp thua lỗ.Nhờ thực hiện sắp xếp lại và cổ phần hoá nên số doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tăng lên. Năm 2007 cả nước sắp xếp được 271 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, cổ phần hoá 150 doanh nghiệp nâng tổng số đơn vị được sắp xếp là 5366 doanh nghiệp trong đó cổ phần hoá là 3756 doanh nghiệp; có 17 doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước trên 100 tỉ đồng, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước 1000 tỉ đồng như công ty Phân đạm và hoá chất dầu khí, tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, ngân hàng ngoại thương So với tổng số doanh nghiệp của cả nước đang hoạt động doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ chiếm 3,6% nhưng nó đã chiếm 32,7% tổng số lao động, 54,9% tổng số vốn, 51,1%giá trị tài sản cố định, 38,8% doanh thu. Việc liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển đã thu hút thêm được nhiều vốn, công nghệ, giải quyết việc làm cho người lao động. Phương pháp sản xuất kinh doanh và quản lý mới cùng trang thiết bị hiện đại đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng cho một số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước công ích trong hoạt động biết tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp đã tự tạo được nguồn vốn cho mình chứ không chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước do đó phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn.
    Tóm lại, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức, sắp xếp lại theo một cơ cấu mới, tiến bộ hơn về chất; cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được xác định ngày càng rõ và hoàn thiện hơn; vai trò tự chủ kinh doanh và rự chủ tài chính của các doanh nghiệp được xác lập và ngày càng mở rộng nhà nước từng bước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật, nên môi trường, hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng giúp quản lý và phát huy tính chủ động của doanh nghiệp. Với những kết quả tiến bộ trên, doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra lực lượng vật chất cần thiết để tác động chi phối và hợp tác trong việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, phát huy vai trò mở đường và làm đòn bẩy để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, góp phần giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội hướng vào việc từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm cơ sở cho việc hình thành chế độ mới- chế đọ xã hội chủ nghĩa.
    2) Những tồn tại và yếu kém.
    Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế nhà nước vẫn còn những tồn tại và yếu kém chưa thể khắc phục. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện nay nổi cộm bốn vấn đề gay gắt trong cạnh tranh của kinh tế thị trường, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nắm giữ có hiệu quả vị trí then chốt đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể như sau:
    Một là, quy mô và các mối quan hệ quản lý của doanh nghiệp nhà nước còn nhiều điểm chưa hợp lý. Doanh ngiệp nhà nước phát triển còn chồng chéo, trùng lặp về ngành nghề, sản phẩm. Nguồn vốn hạn hẹp nhưng lại đầu tư, hinh thành và phát triển nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô quá nhỏ bé không đủ lực để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây là một sự lãng phí lớn trong đầu tư phát triển.
    Hai là, trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã và đang là lực cản lớn đối với quá trình nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm trên thương trường. Nhiều loại vật tư, nguyên liệu tồn kho đã lỗi thời, phẩm chất đã giảm, không tiêu thụ được; nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn“treo” lại, chờ nhà nước có biện pháp xử lý. Do đó, doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí bảo quản cất giữ, gây ứ đọng vốn dẫn đến tình hình tài chính đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
    Ba là, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước giảm dần, nợ nần nhiều, quan hệ phải thu phải trả ngày càng lớn, tình hình tài chính thiếu lành mạnh. Nhà nước phải giúp đỡ, hỗ trợ ngày càng nhiều trong khi ngân sách nhà nước còn eo hẹp, tỉ lệ vay nợ trong và ngoài nước tăng.
    Bốn là, doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những“ địa chỉ” của tệ lãng phí, tham nhũng, gây thất thoát tổn thất nguồn tài lực của nhà nước.Trong những năm 2000-2002 số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đa dạng sở hữu gần như dẫm chân tại chỗ; nhiều bộ, ngành, địa phương lại thành lập thêm doanh nghiệp nhà nước dù chưa đủ cơ sở và điều kiện. Phần lớn doanh nghiệp mới được thành lập không thuộc ngành mũi nhọn, then chốt mà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dich vụ, xây dựng ,thi công xây lắp, sản xuất hàng tiêu dùng là những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có nhiều lợi thế hơn.
    Các tổng công ty 91 tuy là những doanh nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm lực nhưng tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn so với thực trạng chung của doanh nghiệp nhà nước. Về vốn, 17 doanh nghiệp này nắm giữ tới 80000 tỉ đồng trên 126000 tỉ đồng, chiếm tới 63,5% tổng số vốn ngân sách tại các doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ các sản phẩm quan trọng nhất và luôn được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ mỗi khi gặp khó khăn. Thế nhưng số lãi trước thuế của 17 tổng công ty trong 6 tháng đầu năm 2001 chỉ đạt 92% so với cùng kì, chỉ bằng 47% kế hoạch năm. Vẫn còn 23% số các doanh nghiệp thành viên bị thua lỗ.
    3) Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém.
    Nguyên nhân chủ yếu, bao trùm của những tồn tại và yếu kem của doanh nghiệp nhà nước là do quan hệ sản xuất chưa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , nhiều chủ trương chính sách thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước con bất cập chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn và quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Cụ thể là:
    Thứ nhất, hệ thống thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước chưa được cải tiến kịp quá trình đổi mới theo cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường. Hệ thống thể chế, chính sách hiện nay vưa thể hiện lối tư duy cũ, nặng cơ chế xin- cho, ban phát, bảo trợ đến mức tối đa từ ngân sách nhà nước, từ các mệnh lệnh theo ý muốn chủ quan của các cơ quan hành chính, quản lý cấp trên để không chệch hướng và mong muốn nó làm được vai trò then chốt, cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Do vậy, quyền tự chủ, tự quyết định của doanh nghiệp nhà nước trên thương trường bị tước bỏ, quyền tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định, quyết đoán cũng không còn Điều đó gây tâm lý ỷ lại nặng nề, dựa dẫm vào sự bảo trợ của nhà nước, vưa triệt tiêu động lực, vừa không khuyến khích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của mình. Trong khi đó, chính sách tiền lương bất hợp lý kéo đài trong nhiều năm không động viên, đảm bảo được cuộc sống cho người lao động, nhất là những người tài giỏi. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm“ chảy chất xám” và nạn tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước.Ngoài ra, còn phổ biến tình trạng “ luật đá luật”, chồng chéo trái ngược nhau bởi sự chi phối của tính cục bộ và lợi ích của các bộ, ngành, các cấp quản lý ở địa phương ngay từ khi soạn thảo các dự án luật và các văn bản dưới luật.
    Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp chưa hợp lý. Với bộ máy quản lý hiện nay, hệ thống doanh nghiệp nhà nước phải gánh chịu hai gọng kìm: một bên là bộ, ngành, cấp chủ quản của doanh nghiệp và một bên là các tổ chức thanh tra, kiểm tra thuộc bộ quản lý chuyên ngành. Tức là tất cả các bộ, ngành với hệ thống dọc, ngang đều có quyền thực hành chức năng của mình tại doanh nghiệp để hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra và trên thực tế nhiều khi đó là những sự nhũng nhiễu phiền hà, gây tổn thất cho doanh nghiệp, hiệu quả đem lại thấp và không rõ rệt.
    Đáng lưu ý là sự tồn tại lâu dài của cơ chế bộ, ngành và cấp chủ quản với hai chức năng song hành là vừa đại diện chủ sở hữu nhà nước, vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp can thiệp quá sâu vào mọi lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế trên một mặt gây tâm lý ỷ lại, thói quen bị động, xin xỏ các điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và là địa chỉ tin cậy để cầu mong sự “thông cảm” hoặc bao che khi doanh nghiệp có điều sai trái, vi phạm pháp luật ; mặt khác tạo ra thói quan liêu, hách dịch, mệnh lệnh, làm cho cấp dưới thi hành với nhiều gậy chỉ huy, nhiều người quản lý nhưng cuối cùng không có ai chịu trách nhiệm từ các mệnh lệnh đó.
    Thứ ba, đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa được chỉ huy và chưa thể hiện được năng lực, bản lĩnh cần phải có. Yêu cầu đối với giám đốc trong điều kiện mới không chỉ có năng lực, trình độ về nghiệp vụ kinh doanh mà còn phải có óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn trong việc thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt trong việc dự đoán các tình huống trên thương trường, có phẩm chất vững vàng với ý thức vì nhân dân phục vụ. Trách nhiệm không chỉ thuộc bản thân từng giám đốc mà lớn hơn, cao hơn thuộc về hệ thống tổ chức và cán bộ trong việc theo dõi, đề bạt, bổ nhiệm giám đốc nói riêng và đội ngũ cán bộ chủ chốt trong từng doanh nghiệp nói chung.
    Thứ tư, mô hình và cơ chế lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập nên chưa phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp nhà nước còn là cái “tui” chứa đựng nhiều loại lao động.
    Ngoài ra, sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước còn do vốn sản xuất kinh doanh thiếu nghiêm trọng nhưng việc sử dụng và quản lý lại kém hiệu quả, thêm vào đó, tình trạng chiếm dụng vốn trong kinh doanh càng làm cho vốn thiếu nhiều hơn; trang thiết bị kĩ thuật cũ kĩ và lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp.
    Từ sự phân tích nhiều mặt như trên cho thấy việc thua lỗ, kém hiệu quả thậm chí phá sản của một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không phải do bản chất của doanh nghiệp nhà nước mà chủ yếu do con người- từ khâu hoạch định thể chế, chính sách, cơ chế tổ chức bộ máy quản lý cho đến việc quản lý, điều hành từng doanh nghiệp cũng như cả hệ thống.


    PHẦN 3 : Giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay​ Xuất phát từ thực trạng và vai trò của kinh tế nhà nước, từ xu hướng quốc tế hoá, hội nhập trong thời đại ngày nay- những thuận lợi, đồng thời cũng là những thách thức cho nhiều quốc gia có nền kinh tế kém phát triển- khu vực kinh tế nhà nước phải đạt được sự tăng trưởng không chỉ nhanh về tốc độ, mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng để có thể cạnh tranh với các tổ chức kinh tế nước ngoài. Ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước hoàn toàn có đủ năng lực và quyền lực để xây dựng những chính sách, giải pháp khắc phục tồn tại, xử lý những hậu quả để kinh tế nhà nước đảm nhiệm được vị trí then chốt với hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Trước mắt cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
    Một là, tận dụng và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực vật chất to lớn của kinh tế nhà nước để đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ với tốc độ nhanh hơn. Trong đó mục tiêu ưu tiên hàng đầu là củng cố các doanh nghiệp nhà nước đã có cơ sở kinh tế vững chắc, đồng bộ, đã và đang có nhiều tiềm lực về năng suất, chất lượng, hiệu quả làm nòng cốt để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng. Trước mắt cần tập trung tháo gỡ các vướng mắt trong việc hình thành đồng bộ các thể chế kinh tế thị trường: vốn, lao động, đất đai, địa ốc, thông tin, khoa học và công nghệ Đồng thời, để thực hiện được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nông nghiệp- nông thôn nói riêng, phải đổi mới kinh tế và phương hướng đầu tư của nhà nước. Cải cách thực hiện hệ thống tài chính- ngân hàng theo hướng tập trung đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tôn trọng các cam kết với các tổ chức kinh tế- tài chính quốc tế.
    Cần tổ chức chỉ đạo triển khai cải cách đồng bộ, có hiệu quả bốn lĩnh vực then chốt: cải cách thể chế( chính sách, luật pháp); cải cách hành chính, bộ máy tổ chức, nhân sự; cải cách hoạt động tài chính- ngân hàng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó cải cách chế độ chính sách tiền lương phải được coi là khâu đột phá để xoay chuyển toàn bộ tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện cải cách ở các lĩnh vực khác. Hiện nay tuy nhà nước đã có nhiều điều chỉnh về chính sách tiền lương nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
    Hai là,Vấn đề cải cách thể chế kinh tế cần được nhà nước chỉ đạo khẩn trương đồng bộ đạt được sự thống nhất chung giữa các bộ,ngành và các cấp quản lí nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay để tạo động lực phát triển.trong 5 năm tới hỡnh thành tương đối đồng bộ cơ chế quản lí nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa,khắc phục những yếu kém tháo gỡ những vướng mắc.
    Vấn đề quan trọng cần đặt ra đối với cải cách thể chế doanh nghiệp nhà nước là cần phải đạt được những yêu cầu cải cách các loại thể chế bao hàm đầy đủ các nội dung sau :
    Doanh nghiệp nhà nước có mặt đúng trận tuyến then chốt,đảm bảo được sự định hướng và sự ổn định xó hội,an ninh nhõn dõn bất kỡ trong tỡnh huống nào.Không phát triển doanh nghiệp nhà nước tràn lan sang các lĩnh vực,ngành nghề mà các thành phần kinh tế khác có thể làm.
    Tạo lập cho được những cơ sở,những điều kiện tối thiểu,cần thiết ban đầu cho doanh nghiệp nhà nước đủ sức hoạt động với thế mạnh về cạnh tranh và nguồn lực trên 1 sân chơi bỡnh đẳng; Các doanh nghiệp nhà nước cũng cần cạnh tranh với nhau để phát triển
    Khụng cú sự can thiệp quá sâu của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu để quản lí trực tiếp về phướng án sản xuất kinh doanh,vốn,nhân sự,tiền lương,phân phối lần đầu và kiểm tra,kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước làm cho người điều hành doanh nghiệp phải hoạt động trong thế bị động,lung túng,khó khăn,không phát huy được tỡnh chủ động,sáng tạo trong sản xuất kinh doanh mà luật pháp đó quy định
    Không có kẽ hở trong cơ chế,chính sách để bọn xấu có thể lợi dụng.Đặc biệt cần loại bỏ ngay những kẻ ăn cắp,hám danh hám lợi thụng đồng trong ngoài để “Rút ruột nhà nước”.Đồng thời ko hỡnh sự húa cỏc quan hệ kinh tế dõn sự,cụng tỏc thanh tra,kiểm tra cú tỏc dụng thiết thực, vừa phỏt hiện nhõn tố mới,vừa phỏt hiện ngăn chặn sai lầm.
    Xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước của các bộ,ngành,cấp quản lí hành chính được phép trên cơ sở phân định rừ hai chức năng của đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lí nhà nước.Doanh nghiệp nhà nước chỉ chịu sự kiểm tra,quản lí,giám sát của luật pháp nói chung,của các bộ quản lí chuyên ngành ở từng lĩnh vực nói riêng.Bộ trưởng bộ tài chính được thủ tướng chính phủ ủy quyền làm đại diện chủ sở hữu nhà nước thông qua 1 hệ thống tổ chức đầu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước theo phương thức hoạch toán kinh doanh chứ không phải cấp vốn bằng hỡnh thức hành chớnh như trước.
    Luật hóa về trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ và trách nhiệm của người thủ trưởng thuộc cơ quan chủ quản và người giám đốc phải chịu trách nhiệm bồi thường,chịu trách nhiệm hỡnh sự trước pháp luật về sự tổn thất thua lỗ của doanh nghiệp
    Các chức danh có trách nhiệm chủ yếu về quản trị,điều hành doanh nghiệp nhà nước cần áp dụng những phương pháp tuyển chọn nghiêm túc đúng nghành,nghề đào tạo,chặt đứt những đường dây móc ngoặc trên dưới trong ngoài về cán bộ, phải có sự cam kết trước pháp luật đối với cán bộ được bổ nhiệm vảo các chức danh này
    Yêu cầu cao nhất của các loại thể chế đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng kinh tế nhà nước nói chung là 1 mặt phải thể hiện được những loại tài sản,vốn liếng, cơ sở vật chất do nhà nước sở hữu,là tài sản có chủ chứ không phải tài sản vô chủ,không thể bũn rỳt,đục khoét,ăn cắp mặt khác cơ chế quản lí không trói buộc doanh nghiệp nhà nước,làm cho nó rơi vào tỡnh trạng bị động,thụ động, ỷ lại tạo ra thói quen ăn gian nói dối,nịnh bợ không phát huy được tính chủ động năng động và sáng tạo của chính nó
    Ba là,trách nhiệm quản lí,điều hành doanh nghiệp nhà nước cần được xác định rừ và giao cho một người là tổng giám đốc.Do vậy trong quy chế làm việc của doanh nghiệp,nhà nước phải phân định rừ chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,trách nhiệm và mối quan hệ giữa tổng giám đốc với bí thư đảng ủy; Tập thể ban giám đốc với tập thể ban thường vụ đảng ủy doanh nghiệp.Khi trách nhiệm rừ rành quyền hạn phõn minh giữa cỏ nhõn và tập thể thỡ mới trỏnh được tỡnh trạng chồng chộo giẫm đạp đùn đẩy ỷ lại nhau từ trong nội bộ doanh nghiệp và mới có thể thành công trong kinh doanh.Để làm được việc đó nhà nước phải chọn lựa thi tuyển,đề cử người có năng lực,trỡnh độ,phẩm chất xứng đáng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Đối với tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải qua thi tuyển nghiêm túc,được sát hạnh qua một hội đồng giám khảo về các phương án sản xuất kinh doanh,có sự cam kết trách nhiệm trước pháp luật về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và bồi thường vật chất nếu để xảy ra tổn thất.Tổng giám đốc tuân thủ và hoạt động theo luật pháp trong mọi lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh,thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở,quyết định các công việc của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước nhà nước trước pháp luật về những quyết định đó.Nếu một,hai năm mà sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả thỡ xem xột bói nhiệm chức vụ,sau đó tùy sự việc vi phạm mà xử lí hành chính hay truy tố trước pháp luật.
    Bốn là,Xóa bỏ hẳn cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước,có ý kiến lo ngại rằng nếu nhà nước giao cho bộ tài chính đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước,thông qua hệ thống tổ chức dọc của ngành này để thực hiện đầu tư vốn các loại doanh nghiệp nhà nước thỡ khụng đảm đương nổi nhiệm vụ.Và quan trọng hơn họ cũn cho rằng với cơ chế đó chỉ khác trước đây có nhiều bộ cấp chủ quản thỡ nay tập trung vào 1 bộ - Bộ tài chính.Xoay quanh chủ đề này ý kiến cũn khỏc nhau là chuyện bỡnh thường.Chúng tôi cho rằng,với cơ chế này sẽ tạo ra sự thay đổi về chất trong quan hệ quản lí,sử dụng vốn và tài sản của nhà nước trong các loại hỡnh doanh nghiệp nhà nước.Bởi vỡ khi tập trung vào 1 đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư,quản lí và sử dụng vốn nhà nước nhà nước thỡ chỉ cú 1 địa chỉ chịu tránh nhiệm chính,chịu trách nhiệm duy nhất trước nhà nước trước pháp luật về giữ gỡn và phỏt triển cỏc loại tài sản thuộc sở hữu toàn dõn.Mặt khỏc, sẽ giải quyết kịp thời,thống nhất những vấn đề phát sinh trong thực tiễn về tài sản vốn liếng của nhà nước trong quỏ trỡnh hoạt động của các loại hỡnh doanh nghiệp nhà nước.Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển,mỗi xí nghiệp cần có 1 trang web và hàng ngày bộ tài chính có thể nắm trọn tỡnh hỡnh cỏc doanh nghiệp
    Điều đó khác với việc phân tán cho người đầu mối với tư cách là ngành cấp hành chính chủ quản với hai chức năng vừa đại diện cho chủ sở hữu vừa quản lí nhà nước theo cơ chế hiện hành trong việc đầu tư quản lí và sử dụng nguồn vốn của nhà nước.Từ đó các bộ, ngành sẽ phải chuyên tâm hơn vào chức năng quản lý nhà nước, cũn doanh nghiệp sẽ giảm bớt được nhiều đầu mối phải “trỡnh bẩm”.
    Chuyển đổi một cách hữu hiệu từ phương thức đầu tư quản lý vốn và sử dụng vốn nhà nước theo cách quản lý hành chớnh thụng qua việc cấp phỏt vốn từ ngõn sỏch nhà nước sang phương thức đầu tư quản lý và sử dụng vốn nhà nước theo phương pháp hạch toán kinh doanh xó hội chủ nghĩa đối với quá trỡnh đầu tư vốn cho các loại hỡnh doanh nghiệp nhà nước theo những mục tiêu và các tiêu chí hiệu quả về kinh tế chính trị xó hội.
    Đối với các doanh nghiệp nhà nước, trước đây có nhiều bộ, ngành cấp hành chính chủ quản thỡ nay chỉ cú một cơ quan chủ quản duy nhất trong việc đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước. Đó là sự giải phóng, cởi trói đáng kể cho doanh nghiệp nhà nước mà lâu nay họ đó từng gỏnh chịu mọi hậu quả của cơ chế chủ quản. Giả sử những tiêu cực, nhũng nhiễu vẫn tiếp tục phát sinh với một cơ quan chủ quản duy nhất, thỡ đó là địa chỉ để truy tỡm, quy trỏch nhiệm và xử lý.
    Vấn đề quan trọng nhất, có tầm quyết định đến hiệu quả của mô hỡnh trờn là về mặt tổ chức, phải chọn được người tài để quản lý, phải thực hiện được ba lợi ích rất nghiêm minh đảm bảo người tài được hưởng thụ xứng đáng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có đủ sức hội nhập và cạnh tranh trên trường quốc tế. Do đó việc đổi mới tổ chức doanh nghiệp nhà nước là cấp bách, phải kiên quyết loại bỏ mô hỡnh khụng đem lại hiệu quả.
    Việc nắm tỡnh hỡnh và chỉ đạo từ thủ tướng đến các bộ trưởng xuống thẳng doanh nghiệp nhà nước thông qua mạng lưới thông tin trang web chung gắn với trang web từng doanh nghiệp nhanh nhạy, kịp thời và không tốn phí nhiều. Khi cần kiểm tra cụ thể một doanh nghiệp nhà nước sẽ cử một cán bộ xuống trực tiếp kiểm tra. Việc quan trọng nhất là có giám đốc giỏi hạch toán rừ ràng theo phỏp luật, cập nhật đẩy đủ hàng ngày trên trang web. Có thể bắt đầu thực hiện ở các tổng công ty 90, 91 sau đó đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng.
    Xóa bỏ hẳn cơ chế bộ phận và cấp hành chính chủ quản thỡ gianh giới giữa doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương cũng không cũn như trước. Nó sẽ được hỡnh thành dưới dạng công ty mẹ, công ty con, hay một doanh nghiệp lớn với những doanh nghiệp nhỏ cùng kinh doanh một ngành nghề, một loại sản phẩm từ trên xuống dưới với tư cách là vệ tinh, thầu phụ hoặc là tổng công ty lớn với những công ty thành viên không phải ép buộc từ mệnh lệnh hành chính mà xuất phát từ ý thực tự nguyện để đạt được hiệu quả cao. Như vậy chỉ có hai cơ quan thủ tướng chính phủ ủy nhiệm trong việc quyết định thành lập và đâu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước là bộ Kế hoạch và Đâu tư; bộ Tài chính. Trong đó bộ trưởng bộ Tài chính tổ chức đầu tư vốn theo phương thức hạch toán kinh doanh, chứ không phải cấp vốn theo phương thức quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước thủ tưởng chính phủ trong việc tính toán đầu tư, quản lý và kinh doanh vốn trong doanh nghiệp nhà nước sao cho đạt hiệu quả cao.
    Năm là, mối quan hệ giữa đảng và chính quyền trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng cần được nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh. Các đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp thực hiện chức năng nhiệm vụ lónh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức cần nắm vững hành động của đảng viên. Đặc biệt về phẩm chất đạo đức, lónh đạo đảng viên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được phân môn, thực hiện vai trũ giỏm sỏt, kiểm tra, giữ vững nề nếp sinh hoạt, phờ và tự phờ để quản lý đảng viờn và giữ gỡn đoàn kết nội bộ trong đảng bộ theo điều lệ đảng, pháp luật của nhà nước.
    Thụng qua sự lónh đạo về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức cơ sở có đảng tỡm ra những biện phỏp để nâng cao đạo đức, phẩm chất của đảng viên, sự năng động, sáng tạo, tài giỏi của doanh nghiệp. Đồng thời tỡm giải phỏp tớch tụ, tập trung vốn đầu tư đổi mới công nghệ để mở rộng, phát triển doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với ngân sách ngày càng cao từ hiệu quả kinh doanh của mỡnh. Doanh nghiệp nhà nước phải nêu gương tốt về năng suất, chất lượng, hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật, giúp đỡ các loại hỡnh doanh nghiệp khỏc cựng phỏt triển tạo việc làm cho người lao động, giúp đỡ, hướng dẫn những vùng dân cư xung quanh trụ sở doanh nghiệp thực hiện xóa đói giảm nghèo, từng bước biết cách làm ăn vươn lên làm giàu.
    Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt các vấn đề nêu trên sẽ góp phần củng cố mối quan hệ liên minh công – nông – trí thức trong cơ chế mới theo đường lối của đảng. Từ đó, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho đời sống nhân dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn một cách thiết thực. Và như vậy, doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả thị trường tiêu thụ cung cấp thông tin, xử lý vốn và tiếp cận với những tiến bộ khoa học sản xuất kinh doanh hiện đang là những mặt yếu kém của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kiện để phát triển nhanh các loại hỡnh doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, các vùng lónh thổ, nhất là cỏc vựng sõu, vựng xa tạo điều kiện để khép dần khoảng cách giàu nghèo ngày càng gión ra giữa thành thị và nông thôn nói chung, trên từng vùng, từng địa bàn dân cư nói riêng. Vai trũ, vị trớ then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế mới phải nhằm đạt được nhiều mục tiêu yêu cầu như trên để thúc đẩy phát triển từ nội tại của đời sống kinh tế xó hội nõng cao sức cạnh tranh và hiệu quả trên thị trường nội địa, trong quan hệ kinh tế khu vực quốc tế. Đạt được điều đó chỉ có một phương cách duy nhất là đảng lónh đạo, nhà nước quản lý, chỉ đạo xây dựng đầy đủ quyết tâm, quyết liệt để “tuyển dụng người giỏi, ưu đói người tài, bảo vệ người trung thực, loại bỏ kẻ nịnh bợ, xóa đi phương gian dối” bài trừ được tham nhũng trong các đơn vị kinh tế nhà nước.

    KẾT LUẬN​ Phát triển kinh tế nhà nước trở thành lực lượng kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là một việc làm có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát tiển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nó góp phần củng cố mối quan hệ liên minh công-nông-trí thức trong cơ chế mới theo đường lối của Đảng. Từ đó, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho đời sống nhân dân, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn một cách thiết thực. Và như vậy, cũng sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin, xử lý vốn và tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, kinh doanh hiện đang là những mặt yếu kém của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn, các vùnh lãnh thổ, nhất là vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện để khép dần khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn ra giữa thành thị và nông thôn nói chung, trên từng vùng, từng địa bàn dân cư nói riêng. Vai trò, vị trí then chốt của kinh tế nhà nước phải nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu như trên để thúc đẩy phát triển từ nội tại của đời sống kinh tế- xã hội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả trên thị trường nội địa, trong quan hệ kinh tế khu vực quốc tế. Đạt được điều đó chỉ có một phương cách duy nhất là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, chỉ đạo với đầy đủ quyết tâm, quyết liệt để “ tuyển đúng người giỏi, ưu đãi người tài, bảo vệ người trung thực, loại bỏ kẻ nịnh bợ, xoá đi phường gian dối, bài trừ nạn tham nhũng” trong các đơn vị kinh tế nhà nước.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO​ 1) Đào Xuân Sâm- Bước phát triển thăng trầm và cục diện mới ở Việt Nam thời đoạn 1991- 2006.
    Tạp chí Nghiên cứu kinh tế(số 352 tháng 9/2007).
    2) Đoàn Duy Thành- Để doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa(Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa)- Nhà xuất bản Lao động(2006)
    3) Đổi mới để phát triển- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia(2002).
    4) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia(2007).


    MỤC LỤC​ Lời mở đầu
    Phần 1: Lí luận về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
    1. Khái niệm về kinh tế nhà nước.
    2. Các bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước.
    3. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
    Phần 2: Giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
    1. Thực trạng hoạt động của kinh tế nhà nước.
    a) Những thành tựu đã đạt được.
    b) Những tồn tại và yếu kém.
    c) Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém.
    2. Giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...