Tiểu Luận Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt N

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.
    MỞ ĐẦU
    Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước ta đặc biệt nhấn mạnh và đề cao hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (thực chất chỉ là một) mà không nói tới các thành phần kinh tế khác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IV thừa nhận sự tồn tại của 3 thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể và cá thể ở miền Bắc và 5 thành phần kinh tế ở miền Nam. Có thể nói Nghị quyết Đại hội Đảng IV, Đại hội Đảng V đều khẳng định sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế ở nước ta trong đó nhấn mạnh cải tạo theo hướng xoá bỏ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, không nói tới sự phát triển kinh tế thị trường đa dạng tức là xoá bỏ cơ sở tồn tại của kinh tế thị trường. Điều này chẳng những làm giảm khả năng đóng góp của các thành phần kinh tế chung của đất nước mà còn làm kìm hãm khả năng tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Đó là thời kỳ chúng ta thiếu một cơ sở khoa học về sự tồn tại một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam (6/1991) khẳng định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, xác định phương hướng cơ bản chỉ dạo quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh của Đảng khẳng định: “Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”.
    Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng ta lại khẳng định tiếp tục sự nghiệp đổi mới theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Thực tiễn trải qua hơn 10 năm đổi mới cho thấy việc thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đã mang lại những kết quả to lớn.
    Qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó việc nghiên cứu vai trò của thành phần kinh tế nhà nước (một bộ phận trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam) cũng có những ý nghĩa to lớn góp phần phát triển hơn nữa thành phần kinh tế nhà nước và nền kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, để quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng về: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, xin được phép nêu một số vấn đề như sau:
    Phần I: Nội dung thành phần kinh tế nhà nước
    Phần II: Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.
    Phần III: Một vài kiến nghị xung quanh vấn đề đảm bảo cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.
     
Đang tải...