Báo Cáo Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG
    Báo cáo điểm lại quan điểm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” của Đảng CSVN và sự thay
    đổi quan niệm đó trong thời gian qua. Đã có những thay đổi quan trọng về quan niệm và khu vực
    kinh tế nhà nước đã có sự dịch chuyển theo hướng cải thiện. Tuy nhiên, do muốn kinh tế nhà nước
    giữ vai trò chủ đạo, nên nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, tài nguyên, đặc quyền kinh
    doanh, ) đã được phân bổ quá ưu đãi cho khu vực này, khiến ràng buộc ngân sách của chúng
    mềm, không buộc chúng phải cạnh tranh khốc liệt, thiếu những khuyến khích đúng nên hiệu quả
    hoạt động kém.
    Dựa vào số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê (CSO) và những kết quả khảo sát của các viện
    và trung tâm nghiên cứu của nhà nước, chúng tôi điểm lại khu vực kinh tế này sử dụng bao nhiêu
    nguồn lực quốc gia và tạo ra thành tích thế nào.
    Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao (trên dưới một nửa) trong tổng đầu
    tư xã hội; khu vực này chiếm từ 53% đến 67% vốn kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp; có tài
    sản cố định cao hơn tài sản cố định của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước. Nhưng tỷ
    lệ đóng góp vào GDP không cân xứng chỉ ở mức 37-39%; các doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo
    công ăn việc làm cho khoảng 4,4% tổng số lao động (chiếm 28% số lao động trong khu vực doanh
    nghiệp) và vài năm lại đây không tạo ra việc làm mới; chỉ đóng góp từ 25% đến 34% sản lượng
    công nghiệp; đóng góp không đáng kể cho nông lâm ngư nghiệp và thương mại nội địa; và có
    nhiều khả năng là khu vực nhập siêu lớn nhất và liên tục suốt hàng chục năm. Đấy là những con số
    thống kê biết nói về sử dụng nguồn lực và thành tích của khu vực kinh tế giữ vai trò “chủ đạo”. Sự
    kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn
    kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát.
    Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước. Ý
    tưởng về có các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn mà nhà nước đầu tư và bổ nhiệm các vị trí
    lãnh đạo, để làm công cụ cho Nhà nước “điều khiển”, là một cám dỗ quyền lực hấp dẫn. Song
    không phải là lựa chọn khôn ngoan, vả lại Nhà nước không phải lúc nào cũng điều khiển được
    chúng (vấn đề về người ủy thác, người chủ (nhà nước) và những người được ủy thác).
    Nên tận dụng cơ hội khó khăn hiện nay để xem xét lại tận gốc rễ vai trò của kinh tế nhà nước
    và đẩy nhanh việc cải tổ chúng. Theo tôi, chúng không những không giữ được vai trò chủ đạo mà
    là một trong những nguyên nhân chính gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay còn là vấn đề trong
    tương lai nếu không được cải tổ triệt để.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...