Luận Văn Vai trò calcium trong việc tăng năng xuất và phẩm chất đậu phộng MD7 trên vùng đất cát Bảy núi-An Gi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài “Vai trò Calcium trong việc tăng năng suất và phẩm chất đậu phộng
    (Arachis hypogaea L.) trên vùng đất cát Bảy Núi - An Giang” được thực hiện trong vụ
    Đông Xuân năm 2006, nhằm xác định dạng và liều lượng Ca làm tăng năng suất và chất
    lượng đậu phộng trồng trên khu vực Bảy Núi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức dãy lô
    phụ với 3 lần lặp lại, gồm 12 nghiệm thức là tổ hợp của 3 dạng phân (CaCO3, CaSO4 và
    CaO) với 4 liều lượng Ca (0, 10, 20, 40 kg Ca.ha-1) trên vùng đất cát pha thịt, thuộc nhóm
    đất cát phong hóa tại chỗ ở vùng Bảy Núi An Giang.
    Chiều cao của cây, hàm lượng dầu và protein của giống đậu phộng MD7 không chịu
    ảnh hưởng bởi dạng và liều lượng Ca. Dạng Ca không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như số
    lượng, trọng lượng nốt sần, tổng số trái trên cây, số trái già trên cây, số hột chắc trên trái, số
    hột lép trên trái, trọng lượng 100 hột chắc và hàm lượng Ca ở lá, thân-rễ, vỏ và hột, nhưng đa
    số các chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi liều lượng Ca được bón. Liều lượng Ca càng tăng thì
    càng làm tăng trọng lượng khô của nốt sần, tỷ lệ nốt sần hữu hiệu, tỷ lệ hột chắc trên trái, tỷ
    lệ nhân và làm giảm số hột lép trên trái có ý nghĩa thống kê 5% so với đối chứng.
    Dạng và liều lượng Ca đều có ảnh hưởng đến năng suất thực tế và lý thuyết của đậu
    phộng. Calcium dạng CaSO4 có hiệu quả nhất và cho năng suất lý thuyết và thực tế cao
    hơn hai dạng còn lại. Liều lượng Ca càng tăng thì năng suất lý thuyết và thực tế càng tăng
    có ý nghĩa thống kê mức 5% so với đối chứng. Lợi nhuận biên chỉ chịu ảnh hưởng bởi
    dạng Ca, còn hiệu quả đồng vốn chịu ảnh hưởng bởi cả dạng và liều lượng Ca. Bón Ca
    dạng CaSO4 ở nồng độ 40 kg Ca.ha-1 cho lợi nhuận biên và hiệu quả đồng vốn cao nhất so
    với các dạng và liều lượng còn lại.
    ii
    MỤC LỤC
    Đề mục Trang
    LỜI CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH HÌNH vi
    DANH SÁCH BẢNG vii
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
    I. Sự cần thiết của đề tài 1
    II. Mục tiêu đề tài 1
    III. Nội dung nghiên cứu 1
    VI. Cơ sở lý thuyết của đề tài và phương pháp nghiên cứu 2
    1. Cơ sở lý thuyết 2
    1.1. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây đậu phộng 2
    1.1.1. Yêu cầu về sinh thái 2
    1.1.2. Yêu cầu về dinh dưỡng 2
    1.2. Nguyên tố khoáng calcium và vai trò đối với cây trồng 4
    1.2.1. Nguyên tố khoáng calcium 4
    1.2.2. Sự hấp thu và đồng hóa calcium trên cây trồng 4
    1.2.3. Vai trò calcium đối với cây trồng 5
    1.3. Calcium trong đất và sự tương tác giữa calcium với các yếu tố khác 6
    1.3.1. Phản ứng của các dạng calcium trong đất 6
    1.3.2. Một số tương tác giữa calcium với các nguyên tố khác 7
    1.3.3. Các loại nguyên liệu có chứa calcium 7
    1.3.4. Ảnh hưởng của các dạng và liều lượng phân calcium đến sự phát
    triển của đậu phộng
    8
    1.3.5. Triệu chứng thiếu calcium trên cây đậu phộng 11
    1.4. Vai trò của Calcium trong việc thành lập quả và hột đậu phộng 11
    1.5 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 12
    1.5.1. Đất 12
    1.5.2. Khí hậu và thủy văn 13
    2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 14
    2.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm 14
    iii
    Đề mục Trang
    2.2. Vật liệu và phương tiện thí nghiệm 15
    2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 16
    2.4. Các chỉ tiêu thí nghiệm 16
    2.4.1. Các chỉ tiêu nông học, nốt sần và năng suất 16
    2.4.2. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm 18
    2.5. Kỹ thuật canh tác 21
    2.6. Xử lý số liệu 22
    CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
    I. Ghi nhận tổng quan vùng nghiên cứu và địa điểm thí nghiệm 23
    II. Thí nghiệm dạng và liều lượng calcium 23
    1. Đặc tính nông học 23
    1.1. Chiều cao cây 23
    1.2. Số nhánh trên cây 25
    2. Chỉ tiêu nốt sần 25
    2.1. Số lượng nốt sần trên cây 25
    2.2. Trọng lượng nốt sần 26
    2.3. Nốt sần hữu hiệu 27
    3. Thành phần năng suất 29
    3.1. Tổng số trái trên cây 29
    3.2. Số trái già trên cây 30
    3.3. Số hột chắc trên trái già 31
    3.4. Số hột lép trên trái già 32
    3.5. Trọng lượng 100 hột chắc 33
    3.6. Tỷ lệ nhân 33
    4. Năng suất 34
    4.1. Năng suất lý thuyết 34
    4.2. Năng suất thực tế 35
    5. Hàm lượng calcium trong lá, thân-rễ, vỏ và hột 36
    5.1. Hàm lượng calicum trong lá 36
    5.2. Hàm lượng calcium trong thân, rễ 37
    5.3. Hàm lượng calcium trong vỏ trái 38
    5.4. Hàm lượng calcium trong hột 38
    6. Hàm lượng dầu và protein trong hột 39
    6.1. Hàm lượng dầu trong hột 39
    6.2. Hàm lượng protein trong hột 40
    7. Hiệu quả kinh tế 40
    iv
    Đề mục Trang
    7.1. Lợi nhuận biên 41
    7.2. Hiệu quả đồng vốn 42
    CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
    I. Kết luận 43
    II. Đề nghị 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
    PHỤ LỤC 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...