Luận Văn Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dư luận xã hội (DLXH) là một thành tố quan trọng của ý thức
    xã hội, có khả năng tạo nên sức mạnh giải quyết hiệu quả các vấn
    đề xã hội. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, DLXH chịu sự tác
    động phức tạp, đa chiều, cả bên trong và bên ngoài.
    Báo chí có vai trò không thể thay thế trong việc định hướng
    DLXH, góp phần thúc đẩy giải quyết những vấn đề mới nảy sinh
    trong đời sống. Yêu cầu và trách nhiệm định hướng dư luận xã
    hội của báo chí đang đặt ra cấp bách và đòi hỏi sự nghiên cứu
    công phu, đầy đủ, dưới nhiều góc độ toàn diện và thiết thực hơn
    nữa.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận án
    làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong thực tế định hướng DLXH
    của báo chí hiện nay, từ đó tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả
    định hướng DLXH của báo chí, góp phần tích cực hoá đời sống
    thực tiễn.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu, làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa báo chí và
    DLXH; điều kiện, bối cảnh tình hình đất nước và quốc tế đặt ra
    với hoạt động báo chí nói chung, với việc định hướng DLXH của
    báo chí nói riêng.
    2
    - Nghiên cứu đánh giá mức độ tác động, khả năng định
    hướng DLXH của báo chí thông qua khảo sát công chúng khu
    vực Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.
    - Qua việc phân tích thực trạng, luận án chỉ ra những bài
    học kinh nghiệm, những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, từ đó đề
    xuất các giải pháp nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả định hướng
    DLXH của báo chí.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Luận án nghiên cứu vai trò định hướng DLXH của báo chí
    trên cơ sở điều tra, khảo sát đối tượng công chúng khu vực Hà
    Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Thời gian khảo sát được tiến hành
    trong năm 2007.
    - Ngoài ra, luận án sẽ khảo sát mối quan tâm đến DLXH và
    vai trò của báo chí trong định hướng DLXH ở đội ngũ nhà báo và
    cán bộ quản lý báo chí để lý giải và rút ra những vấn đề chung về
    vai trò định hướng DLXH của báo chí ta hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ dựa vào những quan
    điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
    báo chí. Đặc biệt là những quan điểm về vai trò trách nhiệm xã
    hội của báo chí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đề cập.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
    3
    - Nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các kết quả nghiên cứu
    sẵn có của xã hội học, của các cơ quan nghiên cứu về báo chí để
    xem xét, so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát của luận án.
    - Phương pháp điều tra bảng hỏi anket: dùng để nghiên cứu
    nhóm đối tượng công chúng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
    - Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với các nhà báo và cán
    bộ quản lý báo chí để đánh giá nhận thức, quan niệm của những
    người làm báo về vai trò định hướng DLXH của báo chí.
    5. Giả thuyết nghiên cứu
    5.1. Khả năng tác động của báo chí vào công chúng và dư
    luận xã hội còn chưa đồng đều, hiệu quả chưa thật rõ nét.
    5.2. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí
    trên những vấn đề nhạy cảm, bức thiết.
    5.3. Thiếu phương tiện và kênh thông tin cần thiết để nắm
    bắt dư luận xã hội chính xác, kịp thời và hiệu quả.
    5.4. Thông tin còn sai sót, nhiều thông tin giật gân, làm mất
    uy tín của giới báo chí, ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội.
    5.5. Báo chí sẽ định hướng đúng đắn DLXH khi bám sát,
    tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao khả năng phối hợp giữa
    các cơ quan báo chí, tăng tính hấp dẫn của thông tin.
    6. Đóng góp mới của luận án
    - Là luận án đầu tiên khảo sát và nghiên cứu có tính hệ
    thống cả về lý luận và thực tiễn vai trò định hướng DLXH của
    báo chí. Với đối tượng khảo sát là công chúng khu vực Hà Nội và
    4
    đồng bằng Bắc Bộ, những tư liệu được lựa chọn, tập hợp,
    đưa ra nghiên cứu là hoàn toàn mới.
    - Lần đầu tiên, vai trò định hướng DLXH của báo chí Việt
    Nam giai đoạn đổi mới được khảo sát và nghiên cứu một cách hệ
    thống và kỹ lưỡng. Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò xã
    hội của báo chí trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
    Đảng ở góc độ định hướng dư luận tích cực nhằm tích cực hoá
    hoạt động thực tiễn.
    - Đây là luận án báo chí học đầu tiên đề ra các giải pháp
    khoa học nhằm nâng cao vai trò định hướng DLXH, hướng vào
    giải quyết các nhiệm vụ xã hội cụ thể trong điều kiện thực tiễn
    Việt Nam hiện nay.
    7. Ý nghĩa của luận án
    - Luận án sẽ góp phần làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn vai
    trò định hướng DLXH của báo chí. Trong bối cảnh đất nước đi
    vào hội nhập quốc tế, Đảng ta chủ trương giữ vững định hướng
    chính trị, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù
    địch, vấn đề này càng có ý nghĩa cấp thiết.
    - Kết quả nghiên cứu của luận án là một nguồn tư liệu tập
    trung, bổ ích đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý báo chí,
    các nhà báo và những ai quan tâm đến vấn đề này.
    8. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo,
    luận án chia làm 5 chương:
    Chương 1:Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    5
    Chương 2: Vai trò định hướng dư luận xã hội của báo
    chí - Những vấn đề lý luận
    Chương 3: Đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhận thức của
    nhà báo về vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí
    Chương 4: Thực trạng khả năng, vai trò định hướng dư
    luận xã hội của báo chí
    Chương 5: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu
    quả định hướng dư luận xã hội của báo chí
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...