Tài liệu Vài nét về quá trình đô thị hoá vùng ven đô tp. Hồ chí minh từ sau đổi mới (1986 – 1996)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÙNG VEN ĐÔ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ SAU ĐỔI MỚI (1986 – 1996)
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm,
    sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian
    đô thị mở rộng.
    Ở Việt Nam, trước 1975 đất nước liên tục bị chiến tranh nên ở miền Bắc đô thị hoá diễn ra hết sức chậm chạp. Ở miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy
    đô thị hoá diễn ra ồ ạt ở Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) nhưng mang tính cưỡng bức nên đã để lại hậu quả khá nặng nề sau chiến tranh.
    Sau năm 1975, cả nước ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
    trọng tâm của các tỉnh miền Nam là khắc phục mọi khó khăn khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đời sống nhân dân. Do vậy những năm đầu sau giải phóng, đô thị hoá ở Sài Gòn về cơ bản không có gì đáng kể.
    Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Sài Gòn với ưu thế là một thành phố trẻ có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, về quan hệ buôn bàn với nước ngoài
    và tiềm ẩn nền kinh tế đa thành phần đã nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch - dịch vụ và quan hệ quốc tế. Đây cũng là thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hoá ở Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra trong không gian rộng lớn cả nội ô và vùng ven đô Tp. Hồ Chí Minh.
    Ven đô Tp. Hồ Chí Minh là một vùng rộng lớn bao gồm các quận ven nội và các huyện cửa ngõ của thành phố như: Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Ven đô Tp. Hồ Chí Minh
    chiếm 79% diện tích và 17% dân số thành phố (tính tới thời điểm 1996). Trong chiến tranh cũng như lúc hoà bình vùng ven đô có một vị trí hết sức quan trọng đối với sự trường tồn của thành phố. Khi chiến tranh xảy ra, vùng
    ven là pháo đài xanh để bảo vệ cho sự bình yên của thành phố. Hoà bình lập lại, vùng ven đô là nơi cung cấp lao động, lương thực thực phẩm để xây dựng phát triển thành phố. Đồng thời, đây còn là “vành đai xanh” để chắn
    lọc gió bụi cho nội ô. Trong quá trình đô thị hoá Tp. Hồ Chí Minh, vùng ven đô là nơi trực tiếp chịu sự tác động của làn sóng di dân nông thôn – thành thị. Nơi đây cũng đã xảy ra quá trình đô thị hoá khá mạnh mẽ. Trong phạm
    vi bài viết này xin được đề cập đến một số nét nổi bật trong quá trình đô thị
    hoá vùng ven đô Tp. Hồ Chí Minh (chủ yếu là các quận ven).
    2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ CỦA CÁC QUẬN VEN ĐÔ TP. HỒ CHÍ MINH

    2.1 Quá trình tập trung dân cư đô thị
    Trong quá trình đô thị hoá, vấn đề di dân nông thôn – thành thị xảy ra
    với hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippin Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới của đất nước đã làm cho quan hệ sản xuất được cải thiện, năng lực sản xuất được giảI phóng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh đã thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm. Vì vậy, sau đổi mới Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh đều có sự gia tăng dân số đột ngột, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh. Theo điều tra của các nhà xã hội học, mỗi ngày có hàng trăm người đủ các thành phần trí thức đến công nhân, nông dân đủ mọi lứa tuổi từ cụ già đến em nhỏ khắp các địa phương trong nước đổ về thành phố với ước muốn khác nhau: Tìm kiếm công ăn việc làm, thăng quan tiến chức, tìm đất dụng võ Do đó đã làm cho sự gia tăng dân số cơ học của Tp. Hồ Chí Minh vượt trội so với các thành phố khác. Năm 1980 Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 3.202.000 người. Năm 1990 là 4.005.000 người và đến năm 2000 là hơn 6.000.000 người. Nếu xét về dân nhập cư: năm 1996 có khoảng 600.000 người. Trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố chỉ khoảng 1,5% mỗi năm thì tăng dân số cơ học lên đến 2%. Sự gia tăng dân số nhanh đã làm cho
    mật độ dân số quá đông. Bình quân là 23.800 người/ km2. Trong thực tế lên tới 35.900 người/ km2. Một số quận trung tâm mật độ còn cao hơn: ở quận 5 là 52.900 người/ km2, các quận ven nội mật độ dân thấp hơn; Gò Vấp mật độ
    dân số cao nhất là 29.945 người/ km2 (phường 1). Dần dần, các quận nội ô tô trở nên quá tải, di dân nông thôn – thành thị bành trướng về các quận ven. Trong 600.000 người nhập cư năm 1996 có 65.609 người tạm trú ở Thủ Đức, tập trung tại một số phường như Phước Bình: 2.426 người, Hiệp Bình
    Chánh: 5.816 người. Phường 26 quận Bình Thạnh có 4.283 người; phường 12 (Bình Thạnh) có 7.576 người (1).
    Ngoài bộ phận dân nhập cư từ nông thôn đến, ven đô còn là nơi giãn
    dân của nội thành. Với chính sách chỉnh trang đô thị, giải phóng nhà ổ chuột, nhà trên kênh rạch của thành phố, ven đô đã tiếp nhận thêm một bộ phận dân cư từ các quận nội thành chuyển ra. Sau đó là những người dân giàu có từ các quận trung tâm cũng tìm đến ven đô để tậu đất, tậu nhà xây dựng biệt thực làm nơi thư giãn cuối tuần hoặc vào các ngày tết, lễ. Hơn nữa, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở công nghiệp, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài ở ven càng nhiều. Chủ yếu là dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm các nghề thợ hồ, may mặc, dệt da, chế biến lương thực, thực phẩm. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm cho dân số ven đô tăng lên nhanh chóng (xem bảng 1)
    Bảng 1. Sự biến động dân số của ven đô Tp. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...