Tài liệu Vài nét về phong trào công nhân lao động

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
    SÀI GÒN - CHỢ LỚN
    Phong trào công nhân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối năm 1954 đến những năm 1959 - 1960 đã có những bước phát triển mới, mạnh mẽ và rộng lớn hơn nhiều so với các thời kỳ trước đó. Trong những năm đầu Sài Gòn - Chợ Lớn là Trung tâm đấu tranh chính trị ở miền Nam, giai cấp công nhân và lao động đã làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh trực diện với kẻ thù như phong trào hòa bình, đòi Hiệp Thương Tổng Tuyển cử, đòi quan hệ Bắc Nam, thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình, phong trào đòi tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, đòi tăng lương cải thiện sinh hoạt đời sống, phong trào cứu tế nạn nhân hỏa hoạn, chống cướp đất đuổi nhà, phong trào tẩy chay trưng cầu dân ý bịp bợm, bầu cử Quốc hội riêng rẽ v.v . Những phong trào đó đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân, có tác dụng giáo dục Cách mạng cho quần chúng, giành được 1 số quyền lợi thiết thực, buộc địch phải ghi vào hiến pháp những điều khoản về quyền lợi lao động đồng thời vạch mặt độc lập và dân chủ giả hiệu của chế độ Mỹ - Diệm, bước đầu làm cho quần chúng thấy được tính chất bịp bợm của các nghiệp đoàn do chúng nuôi dưỡng. Trong những năm sau hòa bình phong trào nông thôn bị đánh phá ác liệt, nông dân bị vây hãm trong không khí đen tối nặng nề thì phong trào đô thị và đồn điền nói chung đặc biệt là phong trào công nhân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn còn có tác dụng hỗ trợ động viên nông thôn rất lớn. Những năm qua, từ 1958 trở đi dù bị đánh phá ác liệt nhưng phong trào nông dân vẫn không ngừng phát triển, tuy không rầm rộ rộng lớn nhưng vẫn nổ ra liên tục, sâu rộng trong từng ngành, từng giới không kém phần quyết liệt và không bao giờ dứt.


    [​IMG]

    Chính sách khủng bố tàn bạo của địch đã gây tổn thất nghiêm trọng đối với cơ sở cách mạng trong công nhân thành phố. Nhưng bộ mặt độc lập dân chủ giả và phát xít thật của chính quyền Mỹ - Diệm lại càng lộ rõ. Đó là bài học xương máu mà đội ngũ công nhân Sài Gòn đã rút ra trong nhiều năm sống với chế độ Mỹ - Ngụy, khiến cho phong trào đấu tranh chống lại chúng không bao giờ dứt. Phong trào công nhân có lúc bùng lên sôi nổi quyết liệt, có lúc lẻ tẻ nhưng ngày càng phát triển cả về số lượng cuộc đấu tranh, cả số người tham gia đấu tranh. Con số thống kê của Bộ Lao động Sài Gòn trong 4 năm liền từ 1960 đến 1963 cũng đã chứng minh một phần sự thật đó:

    - 1961: 287 cuộc đấu tranh, 82.230 người tham gia

    - 1962: 324 cuộc đấu tranh, 103.032 người tham gia

    - 1963: 505 cuộc đấu tranh, 200.000 người tham gia

    Năm 1961 đáng chú ý nhất là cuộc đình công chiếm xưởng ngày 4-9-1961 của 400 công nhân hãng dầu Mỹ Stanvác trực tiếp chống chủ Mỹ bạc đãi công nhân Việt Nam và đòi tăng lương. Cuộc đấu tranh này lại nổ ra trong khu địch ban hành lệnh khẩn cấp, cho nên địch rất ngoan cố, kéo dài đến 3 tháng mới giải quyết tăng lương từ 6% đến 12% cho công nhân, nhưng vẫn thu được thắng lợi chính là nhờ ý thức đoàn kết giai cấp của công nhân. Cuộc đấu tranh đã biết tranh thủ một lực lượng ủng hộ đông đảo bao gồm trên 100 nghiệp đoàn công nhân tại Sài Gòn (trong đó có nghiệp đoàn vận tải, gần 40.000 công nhân lái xe), các nghiệp đoàn công nhân cao su miền Đông bao gồm hàng vạn công nhân, nông dân và một số giới kinh doanh. Thiệt hại của chủ hãng lên đến từ 3 đến 5 triệu đồng miền Nam mỗi ngày, hàng trăm cây xăng tê liệt và việc cung cấp xăng dầu cho máy bay Mỹ bị ngưng trệ từng lúc.

    Năm 1964, sau khi Diệm - Nhu đổ, nội bộ ngụy quyền lục đục, đảo chánh xảy ra liên miên, phong trào công nhân cũng nổ ra, nhiều cuộc bãi công lớn kéo dài, trong đó có những cuộc bãi công chiếm xưởng bị đàn áp dã man dẫn đến tổng đình công rất quyết liệt. Đáng chú ý là cuộc bãi công chống sa thải của 600 công nhân công quản xe buýt ngày 22.2, cuộc bãi công 5 ngày của 7.000 công nhân bốc vác hãng Xtíc và Sovicotra ngày 10-3, cuộc đấu tranh chống sa thải của 800 công nhân Vimytex ngày 17-4, cuộc bãi công ngày 9-6 của 1 vạn công nhân bốc xếp cảng Sài Gòn. Trong ngày 25-8 hàng vạn công nhân và lao động đã cùng đồng bào và sinh viên học sinh xuống đường đấu tranh bao vây dinh Nguyễn Khánh, chiếm đài phát thanh, chiếm bót Lê Văn Ken và buộc Nguyễn Khánh phải xé bỏ hiến chương Vũng Tàu, quyết liệt nhất là cuộc bãi công chiếm xưởng, bị đàn áp đẫm máu của 1.600 công nhân Vinatexco trong tháng 1, cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu và kéo dài 3 tháng của công nhân Vimytex trong tháng 8, cuộc biểu tình chống Mỹ của 12.000 công nhân tắcxi và xích lô trong tháng 5 và cuộc tổng đình công biểu tình của 5 vạn công nhân toàn thành phố ngày 21 và 22.9.1964. Đó là những cuộc đấu tranh dù dưới khẩu hiệu chính trị hay kinh tế cũng có một ý nghĩa chính trị sâu sắc, tấn công mạnh vào chế độ phát xít của Mỹ-ngụy và nói lên tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên quyết của công nhân Sài Gòn - Gia Định góp phần thúc đẩy thêm một bước sự suy sụp nghiêm trọng của chế độ Mỹ-ngụy.

    Trong những năm từ 1961 đến 1965, Mỹ-ngụy tiến hành chiến tranh đặc biệt. Để giữ vững địa bàn đứng chân của chúng, Mỹ-ngụy ra sức triển khai bộ máy kềm kẹp dày đặc và tinh vi ở đô thị. Địa bàn trọng điểm là nhà máy và xóm lao động, đối tượng trọng điểm là công nhân và lao động. Phong trào công nhân và lao động bị khủng bố nặng nề, nhưng không bị dập tắt và vẫn phát triển liên tục, giành được một số quyền lợi dân sinh, dân chủ, phá được một phần thế kềm kẹp của địch, làm cho hậu phương của chúng không sao ổn định, phải luôn đối phó với ta về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh của công nhân rất quyết liệt cả khi địch ban hành lệnh giới nghiêm và có khi phải đổ máu. Phong trào ở xóm lao động tuy chưa mạnh, nhưng đồng bào vẫn liên tục và kiên trì tìm mọi cách không thực hiện các nội quy kiểm soát của địch làm cho phòng khóm chiến lược, nhiều nơi trở thành hình thức. Có những lúc cơ sở Cách mạng bị địch đánh phá mạnh, bị tổn thất nặng nhưng phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn liên tục diễn ra. Nhiều lúc, nhiều nơi, quần chúng đã tự động đứng lên đấu tranh giành giật với địch từng quyền lợi chính đáng của mình, có khi quyết liệt như cuộc bãi công chiếm xưởng của công nhân Stanvac 1961, như cuộc biểu tình tẩy chay Mỹ của 12.000 công nhân tắc xi năm 1964. Từ sau hai cuộc đảo chính (1-11-1963 Minh lật Diệm và 30-1-1964 Khánh lật Minh) đặc biệt là trong năm 1964 phong trào công nhân càng trở nên rầm rộ, sôi nổi quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc tổng đình công biểu tình 2 ngày 21 và 22-9-1964.

    Bị thất bại trong chiến tranh đặc biệt, từ giữa năm 1965 Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam, chuyển từ chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến lược chiến tranh cục bộ. Cuối năm 1965, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất vấp phải thất bại, Mỹ có mặt ở miền Nam đã lên đến 18 vạn quân. Cuối năm 1966, mở cuộc phả công chiến lược mùa khô lần thứ hai lớn hơn và cũng thất bại nặng nề hơn, quân Mỹ đã lên đến 39 vạn. Cho đến đầu năm 1968, bị một đòn khoáng váng bất ngờ của quân và dân ta trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân, lúc này quân Mỹ ở miền Nam đã lên đến nửa triệu.

    Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh đã làm đảo lộn tình hình mọi mặt kinh tế, chính trị, đời sống, tâm lý ở đô thị, đặc biệt là ở Sài Gòn.

    Những ngày 28, 29-4-1966 áp sát ngày 1-5, không khí chuẩn bị càng sôi nổi, hàng ngày xe loa phóng thanh đi cổ động trong các xóm lao động kêu gọi đồng bào lao động đi biểu tình ngày 1-5. Phía địch cũng phản kích quyết liệt. Đài phát thanh Sài Gòn không ngớt đọc lệnh cấm biểu tình của Đô trưởng, bọn tâm lý chiến không ngừng gieo hoang mang như: Việt cộng sẽ đảo chánh ngày 1-5, sẽ có xung đột đổ máu giữa các Tổng liên đoàn, ai đi biểu tình sẽ mang họa v.v .

    Đến ngày 1-5 có 3 cuộc biểu tình, một của Tổng liên đoàn lao động, một của lực lượng thống nhất hành động lao động Việt Nam và một nửa của Tổng liên đoàn Lao Công.

    Tổng liên đoàn Lao Công lúc đầu không chủ trương biểu tình ngày 1 tháng 5 nhưng thấy bên Tổng liên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...