Tiểu Luận Vài nét về phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng việt ở tiểu học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề (Chương trình mới)
    Trong sách giáo khoa Tiếng việt Tiểu học (chương trình cải cách giáo dục), nội dung về từ và câu được dạy trong hai phân môn từ ngữ và ngữ pháp. Nhưng hiện nay để nhằm thể hiện rõ hơn mối quan hệ bổ sung chặt chẽ giữa từ và câu trong việc sử dụng từ đặt câu, mở rộng vốn từ tích cực nên nội dung từ và câu được tích hợp trong một phân môn mới, có tên là Luyện từ và câu, bắt đầu có chính thức trong SGK và Tiếng việt – chương trình mới.
    Phân môn luyện từ và câu là một trong các phân môn tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn trong nội dung dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – chương trình mới. Mục tiêu cụ thể như sau:
    1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm, theo ý nghĩa khái quát; cung cấp một số hiểu biết sơ giản về từ: Cấu tạo của từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy), nghĩa từ (từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, từ nhiều nghĩa).
    2. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về từ loại (từ chỉ sự vật – danh từ, từ chỉ hoạt động, trạng thái - động từ; từ chỉ đặc điểm , tính chất – tính từ; đại từ, quan hệ từ), câu (các kiểu câu trần thuật đơn; danh là danh, danh - động, danh – tính; câu hỏi, kể, cầu khiến, câu cảm), cấu tạo câu (trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, câu đơn, câu ghép); dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang ), cấu tạo của tiếng, biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá), các biện pháp liên kết câu (nối các câu ghép, liên kết các câu bằng phép lặp, nối, thế, lược).
    3. Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu theo các kiểu câu, kĩ năng sử dụng đúng các dấu câu, có kĩ năng sử dụng các biện pháp liên kết câu nhằm tăng cường kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn, dựng bài cho học sinh.
    4. Bồi dưỡng thói quen, năng lực dùng từ đúng; nói, viết, thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng việt văn hoá trong giao tiếp và thích học Tiếng việt.
    II. Một số dạng bài tập dạy học Tiếng việt yêu thích.
     
Đang tải...