Tiểu Luận Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    233638949" MỤC LỤC 1
    233638950" Phần I: MỞ ĐẦU 2
    233638951" Phần II: NỘI DUNG 4
    233638952" I. Lãi suất – công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế. 4
    233638953" 1. Lý thuyết chung về lãi suất 4
    233638954" 2. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 6
    233638955" II. Chương trình hỗ trợ lãi suất của Việt Nam 8
    233638956" 1. Bối cảnh thực hiện: khủng hoảng kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới (cuối năm 2008) 8
    233638957" a. Tình hình thế giới 8
    233638958" b. Tình hình Việt Nam 9
    233638959" 2. Nội dung chương trình hỗ trợ lãi suất 11
    233638960" a. Hỗ trợ vay vốn ngắn hạn. 12
    233638961" b. Hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn. 12
    233638962" 3. Tình hình giải ngân của chương trình hỗ trợ lãi suất 6 tháng đầu năm 2009. 14
    233638963" Bảng: Tiến độ giải ngân gói kích cầu từ tháng 03 tới tháng 06 năm 2009. 14
    233638964" III. Tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất tới hoạt động sản xuất kinh doanh. 17
    233638965" 1. Tác động tích cực. 17
    233638966" 2. Tác động tiêu cực. 19
    233638967" IV. Đánh giá chung về chương trình hỗ trợ lãi suất và một số giải pháp đề xuất 21
    233638968" 1. Đánh giá chương trình hỗ trợ lãi suất 21
    233638969" a. Ưu điểm 21
    233638970" b. Nhược điểm 22
    233638971" 2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. 24
    233638972" Đối với các ngân hàng thương mại: 25
    233638973" Đối với các doanh nghiệp: 25
    233638974" Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô: 26
    233638975" Phần III: KẾT LUẬN 27
    233638976" Danh mục tài liệu tham khảo: 28

    Phần I: MỞ ĐẦU
    Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng và phức tạp, diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế về đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm Về phía nhà nước, nhà nước sử dụng lãi suất làm công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh thị trường và các quan hệ kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp, lãi suất - đặc biệt là lãi suất tín dụng ngân hàng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Như vậy có thể nói, các chính sách vĩ mô thông qua việc điều chỉnh lãi suất của Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
    Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính bắt đầu bằng khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong 2008-2009 đã ảnh hưởng tiêu cực, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng chậm ở hầu hết các nước khác. Hệ thống tài chính Việt Nam mặc dù chưa hòa nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu nhưng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, đó là việc chi phí vốn trở nên đắt đỏ, tín dụng dành cho doanh nghiệp khan hiếm và lãi suất vay vốn tăng cao, nhất là vào giữa năm 2008. Bên cạnh đó, một loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát của Chính phủ làm các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc huy động vốn.
    Trước tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn thua lỗ thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và một số quyết định khác về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những chiến lược kích cầu, tăng đầu tư nhằm khôi phục sản xuất của Chính phủ Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi suy thoái. Có thể nói chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tới các doanh nghiệp là “chiếc phao” cứu các doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng.
    Chương trình hỗ trợ lãi suất hiện nay vẫn đang trên lộ trình thực hiện, tuy nhiên do tính thực tiễn và những ảnh hưởng sâu sắc của chính sách đến nền kinh tế nước ta nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp”.­­­­­­
    Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ là xem xét một cách tổng quát về chương trình hỗ trợ lãi suất nằm trong gói kích cầu đầu năm 2009 của Chính phủ Việt Nam và tác động sơ bộ của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó tiểu luận đưa một số nhận xét, giải pháp đề xuất nhằm thực hiện tốt chương trình và một số giải pháp vĩ mô khác có thể giúp Việt Nam hạn chế tối đa những tác động xấu của cuộc khủng hoảng.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chương trình cho vay hỗ trợ theo lãi suất 4% của Chính phủ theo quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ tháng 02 tới đầu tháng 06 năm 2009.
    Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp thống kê, suy luận, phân tích kinh tế trên cơ sở phương pháp duy vật biên chứng.
    Do thời gian thực hiện tiểu luận có hạn và tầm hiểu biết còn chưa sâu rộng nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu kính mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...