Tiểu Luận Vài nét về chế độ và quá trình bầu cử của Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vài nét về chế độ và quá trình bầu cử của Hoa Kỳ


    MỞ ĐẦU

    Sau hơn 200 năm lịch sử hình thành và phát triển, Hoa Kỳ từ 13 tiểu bang nhỏ bé ban đầu ở Bắc Mỹ đã trở thành một liên bang hùng mạnh với 50 tiểu bang, một quận thủ đô Columbia District (hay Washington D.C) và một số quốc đảo nhỏ. Theo bản Hiến pháp được Hội nghị Lập hiến soạn thảo năm 1787, chính quyền liên bang Hoa Kỳ là hệ thống tam quyền phân lập với việc phân chia quyền lực rõ ràng cho ba bộ phận độc lập của Nhà nước: Tổng thống, Quốc hội và Toà án. Trong đó, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống, quyền Lập pháp cho Quốc hội và quyền tư pháp thuộc về Toà án. Nhưng trên thực tế thì Tổng thống Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ: là người đứng đầu Nhà nước, người đứng đầu Chính phủ, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, người lãnh đạo Đảng chính trị mà Tổng thống đại diện, nhà ngoại giao chủ chốt của đất nước, . Và các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ luôn thu hút được sự chú ý, sự quan tâm theo dõi trên toàn thế giới. Điển hình là năm 2004 vừa qua, cuộc cạnh tranh giữa hai ứng cử viên Geogre W.Bush và John Kerry vào chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ thực sự sôi động và thu hút không chỉ đối với người dân Hoa Kỳ mà còn đối với nhân dân thế giới nói chung. Điều này dẫn đến nhu cầu tìm hiểu về chế độ bầu cử ở Hoa Kỳ bao gồm bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội (Hạ viện và Thượng viện). Tuy nhiên, bầu cử Quốc hội tại Hoa Kỳ là một chế độ tương đối ổn định, không gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, đó là lý do của việc báo cáo khoa học này nghiên cứu chủ yếu về bầu cử Tổng thống.



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 0
    NỘI DUNG CHÍNH 1
    I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ BẦU CỬ HOA KỲ 1
    II. QUÁ TRÌNH BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 1
    1. Bầu cử sơ bộ 1
    2. Đại hội Đảng 7
    3. Tổng tuyển cử 8
    4. Một số yếu tố liên quan đến bầu cử ở Hoa Kỳ 19
    KẾT LUẬN 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
     
Đang tải...