Luận Văn Vài nét văn học so sánh và ứng dụng vào tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cây k

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vài nét văn học so sánh và ứng dụng vào tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cây khế của Việt Nam và Truyện xúc ca tố và xúc ca tá của Lào


    PHẦN MỞ ĐẦU​



    Trên thế giới hiện nay thuật ngữ văn học so sánh đã trở nên rất quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học.Tuy nhiên ở nước ta hiện nay bộ môn văn học so sánh vẫn chưa trở thành 1 môn chính thức ở khoa văn các trường đại học. Có thể nói việc tìm hiểu và xây dựng bộ môn văn học so sánh vẫn còn là một vấn dề thời sự.Tôi hi vọng dù chỉ trong phạm vi một bài tiểu luận nhưng cũng đưa ra được cái nhìn đứng đắn chính xác về văn học so sánh qua liên hệ với một tác phẩm cụ thể.

    Hơn nữa như chúng ta đã biết văn học dân gian co một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và trong nền văn học của mỗi dân tộc trên thế giới.Văn học dân gian tồn tại song song và cung cấp chất liệu cho văn học viết.Văn học dân gian nảy sinh từ cuộc sống lao động và đấu tranh của mỗi dân tộc. Nó thể hiện những tình cảm cao quí và đẹp đẽ của người dân, đó là tình cảm của con người với thiên nhiên đát nước, tình cảm của con người với con người trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Tình cảm đó được thể hiện qua rát nhiều thể loại: Tiểu thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, sử thi Nếu như trong sáng tác văn học người ta tối kị sự lặp lại sự bắt chước những lối mòn thì trong văn học dân gian đó lại là hiện tượng phổ biến làm nên một đặc trưng độc đáo, một phương thức sáng tác đặc thù mang tính loại hình. Sự lặp lại, tương đồng hay bắt chước không phải chỉ ở một dân tộc,một quốc gia riêng mà nhiều khi còn có tính toàn cầu,đối với cả các dân tộc rất xa nhau khó có sự giao lưu về các yếu tố: Nhân vật, cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm, số phận nhân vật, tư tưởng chủ đề Chẳng hạn Ông Ngâu Bà Ngâu (Việt Nam)-Ngưu Lang Chức nữ ( Trung Quốc )-Kyonu Chiknio (Triều Tiên), Tấm Cám (Việt Nam)-Cô bé lọ lem (Pháp). Nét đặc trưng này được thể hiện rõ nhất ở thể loại truyện cổ tích. Như chúng ta đẵ biết truyện cổ tích được phân chia làm ba loại:Truyện cổ tích về loài vật ( thường giới thiệu đặc điểm các loài vật và mối quan hệ của các con vật với nhau);Truyện cổ tích về những người thấp cổ bé họng trong xã hội: Người đi ở, mồ côi, con riêng ;Truyện kể về các dũng sĩ, các nhân vật thông minh tài giỏi hay những nhân vật ngốc nghếch. Truyện cố tích Cây khế của Việt Nam và “ Xúc Ca Tố và Xúc Ca Tá” của Lào thuộc thể truyện thứ hai
     
Đang tải...