Thạc Sĩ V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ ng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận cao học
    Đề tài: V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội (qua nghiên cứu ba tác phẩm: Nhà nước và cách mạng, kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản và tác phẩm bàn về thuế lương thực)
    Định dạng file word

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu
    Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ ai hay tổ chức nào. Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện lần lượt bốn hình thái kinh tế - xã hội đó là : Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, nhân loại đang trong quá trình tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản – hình thái kinh tế xã hội tiên tiến nhất của loài người. Trong quá trình phát triển giữa các hình thái kinh tế xã hội mà đặc biệt là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản thì theo lý luận chủ nghĩa Mác đã chỉ ra giai đoạn quá độ giữa hai hình thái. V.I.Lênin trong quá trình hoạt động cách mạng của mình đã tích cực bảo vệ quan điểm này của chủ nghĩa Mác đồng thời phát triển học thuyết đó vào thực tiễn phong trào cách mạng nước Nga đầu thế kỷ XX.
    Trong đó học thuyết về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mang một ý nghĩa to lớn, chứng minh lịch sử tất yếu của sự phát triển hình thái kinh tế xã hội CSCN sẽ phải trải qua giai đoạn thấp (giai đoạn CNXH) và để tiến lên CNXH phải trải qua một thời kỳ quá độ. Nhờ lý luận về hình thái kinh tế cộng sản và thời kỳ quá độ mà nước nga Xô Viết lúc bấy giờ đã xây dựng thành công CNXH và là bài học to lớn cho các nước CNXH áp dụng mô hình đó.
    Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng gay gắt, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực tư tưởng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Chúng xuyên tạc làm méo mó chủ nghĩa Mác-Lênin và sâu xa hơn là muốn phá bỏ hệ tư tưởng của GCCN nói chug và học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.
    Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở đó làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hôi CSCN đặc biệt là thời kỳ quá độ của nó, vận dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam.
    Là sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, việc nghiên cứu vấn đề này là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thục tiễn to lớn, vì vậy tôi đã chọn đề tài “V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội (qua nghiên cứu ba tác phẩm: Nhà nước và cách mạng, kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản và tác phẩm bàn về thuế lương thực)” làm đề tài nghiên cứu cũng như hoàn thành điều kiện để kết thúc học phần.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH không phải là vấn đề mới nhưng luôn mang tính thời sự và mang ý nghĩa quan trọng, và vì vậy nó luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, không chỉ những nhà khoa học chuyên ngành mà bao gồm cả những tri thức quan tâm đến nó, chúng ta phải khẳng định rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài về vấn đề này, vì nghiên cứu vấn đề này không chỉ là bảo vệ phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn tạo cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựng CNXH ở tất cả các nước trong thời đại ngày nay.
    Trong đó có thể kể một số công trình tiêu biểu sau:
    - Quan điểm kinh tế và chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong một số tác phẩm kinh điển Mác-Lênin, TS.Phạm Ngọc Dũng, nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội – 2011.
    - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng nội hàm và nhiệm vụ cơ bản trong thời kỳ quá độ, Trương Khởi Hoa, Nhà xuất bản chính trị quốc qia, Hà Nội-2000.
    - Hồ Chí Minh Về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội-2004.
    Cùng với một số bài giảng của thầy cô trên lớp, qua nghiên cứu, trao đổi, seminar đặc biệt qua một số đề cương bài giảng của khoa như:
    - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn (chủ biên), khoa CNXHKH - Học viện báo chí và tuyên truyền, Nhà xuất bản chính trị - hành chính, Hà Nội-2012.
    - Tác phẩm VI.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn, Khoa CNXHKH, học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội 1/2013.
    - Đề cương bài giảng: Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ph.Ăngghen về CNXHKH, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, TS Nguyễn Thọ Khang, Khoa CNXHKH, Học viện báo chí và tuyên truyền.
    - Đề cương học phần lý luận hình thái kinh tế - xã hội công sản chủ nghĩa, TS.Nguyễn Thọ Khang-TS Bùi Kim Hậu, khoa CNXHKH, Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội 10/2012.
    Cùng nhiều tài liệu quan trọng khác, đã giúp tôi nắm được những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về CNXH và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cũng như sự bảo vệ và phát triển của VI.I.Lênin, để tôi có thể hoàn thiện bài tiểu luận.
    3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    Để hoàn thành Tiểu luận tôi đã đọc và nghiên cứu các tác phẩm chính của V.I.Lênin sau: “Nhà nước và cách mạng”, “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” và “Bàn về thuế lương thực”, vì đây là những tác phẩm quan trọng của V.I.Lênin nói về chủ nghĩa xã hội khoa học và đặc biệt trong đó Người đặc biệt chú ý đến vấn đề lý luận phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Ngoài ra tôi còn tham khảo các tác phẩm khác như: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”, “Sáng kiến vĩ đại”, Bàn về chế độ hợp tác xã” và các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen như “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Phê phán cương lĩnh Gôta”
    Một số khái niệm, định nghĩa, phạm trù liên quan đến tiểu luận:
    - Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ hình thức và trạng thái tồn tại chung nhất và tất yếu của mọi xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó với những quan hệ sản xuất (có vai trò là cơ sở hạ tầng của xã hội) phù hợp với trình độ của LLSX ở từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định và với những quan niệm, thiết chế xã hội tương ứng (có vai trò là kiến trúc thượng tầng) được hình thành trên cơ sở những kiểu quan hệ sản xuất ấy và tác động lại chúng.
    - Cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hôi trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...