Thạc Sĩ Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Địa vị pháp lý, thực tiễn hoạt động và vấn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 22/7/14
    Last edited by a moderator: 25/7/14
    TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
    Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về Hội đồng Bảo an nhưng luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên từ góc độ Việt Nam về uỷ viên không thường trực. Dưới đây là những đóng góp chính của luận án.
    Thứ nhất, luận án nghiên cứu tổng thể về địa vị pháp lý của uỷ viên không thường trực, trên cơ sở đó đề xuất hướng sửa đổi Hiến chương. Những đề xuất này không chỉ chú trọng vào tăng số lượng uỷ viên mà bao gồm 9 cụm vấn đề, bám sát theo những nghiên cứu về địa vị pháp lý, có mức độ khả thi khác nhau và khả năng cụ thể hóa trong những trường hợp và giai đoạn khác nhau nhằm nâng cao vai trò của uỷ viên không thường trực.
    Thứ hai, luận án phân tích cơ hội và thách thức đối với uỷ viên không thường trực, nghiên cứu về thực tiễn hoạt động tại Hội đồng Bảo an. Thực tiễn hoạt động, tương tác với nhau và thực hiện chức năng vai trò của các uỷ viên không thường trực, của Hội đồng Bảo an và các cơ quan Liên hợp quốc có thể hạn chế hoặc nâng cao vai trò của uỷ viên không thường trực. Các đề xuất trong luận án này nhằm hạn chế loại thực tiễn thứ nhất và phát triển loại thực tiễn thứ hai nêu trên và có tính khả thi cao hơn so với đề xuất sửa đổi Hiến chương.
    Thứ ba, luận án góp phần tham mưu và hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc tham gia vào Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ tới. Để có thể thực hiện tốt vai trò của Việt Nam ở Hội đồng Bảo an trong tương lai, Việt Nam cần phát huy những kinh nghiệm và thành tựu tại nhiệm kỳ đầu, xác định những mục tiêu cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, tăng cường sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản hơn, đặc biệt phát huy thế chủ động trong việc tìm kiếm những khả năng, cơ hội nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho đất nước. Cần cố gắng duy trì và phát huy những đóng góp của mình ngay cả sau khi đã kết thúc nhiệm kỳ cũng như có những nghiên cứu sâu về các khiếm khuyết của Hội đồng Bảo an, chủ động tìm hiểu các sáng kiến cải tổ cơ chế này để có thể đem lại những đóng góp theo cách tiếp cận dài hạn hơn.
    Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo trong quá trình đào tạo nhân lực, chuẩn bị cho hoạt động tại Hội đồng Bảo an; là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Liên hợp quốc nói riêng và các tổ chức quốc tế nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...