Tài liệu Uy tín của người thẩm phán

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    N

    ghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2001 của Bộ chính trị “Về một
    số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đặt ra nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ thẩm phán - nhân vật trung tâm của hoạt động tư pháp. Và một trong những vấn đề cần quan tâm đó là uy tín của người thẩm phán, đúng như báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư kí toà án, chấp hành viên, công chứng viên . có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”.
    1. Vấn đề uy tín cá nhân và uy tín của người thẩm phán
    Trong cuộc sống hàng ngày, để thiết lập
    tốt các quan hệ và để người khác tin tưởng ở mình, nghe theo mình, thậm chí sẵn sàng hành động xả thân vì mình thì người đó phải có uy tín. Uy tín cá nhân là sự mến phục, tin tưởng, tôn trọng của người khác bởi chính phẩm chất, năng lực thực sự do người đó tự xây dựng trong cuộc sống của mình.
    Trong bộ máy nhà nước, toà án nhân dân có một vị trí quan trọng. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính . Toà án bảo vệ pháp chế XHCN, bảo





    vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ xã hội của nhân dân. Thông qua hoạt động xét xử, toà án góp phần giáo dục ý thức pháp luật của công dân, tham gia cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tình trạng phạm tội. Trong hoạt động xét xử của toà án, thẩm phán là nhân tố cơ bản. Có thể khẳng định, hoạt động nghề nghiệp của người thẩm phán mang tính đặc thù cao. Nghề nghiệp đó có ảnh hưởng lớn đối với tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lí của một quốc gia (nói chung) và cá nhân người thẩm phán (nói riêng).
    Uy tín của người thẩm phán là sự yêu mến, tin tưởng, tôn trọng của cộng sự dựa trên những phẩm chất năng lực nghề nghiệp của người thẩm phán và đảm bảo những phán quyết của người thẩm phán trong xét xử luôn tạo sự đồng thuận cao của cộng đồng, xã hội. Do vậy, uy tín người thẩm phán phải được xây dựng trên vai trò, vị trí công tác với đặc thù nghề nghiệp của chính người thẩm phán. Theo TS. Phạm Văn Lợi, hoạt động xét xử của người thẩm phán bao gồm những đặc điểm, đặc trưng sau:
    - Lao động của thẩm phán là lao động trí não đầy khó khăn phức tạp dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, công dân;
    - Hoạt động của người thẩm phán gắn với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức;





    - Độc lập xét xử là nguyên tắc cơ bản đối với lao động của người thẩm phán;
    - Hoạt động của người thẩm phán theo
    một trình tự pháp lí chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.(1)
    Vai trò, vị trí với đặc thù nghề nghiệp của thẩm phán được coi là nhân tố khách quan trong việc xây dựng uy tín của người thẩm phán. Nhân tố chủ quan chính là do phẩm chất, năng lực của người thẩm phán tự rèn luyện, xây dựng lên trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Cụ thể:
    + Nhóm phẩm chất chính trị - tư tưởng (đóng vai trò định hướng quan trọng nhất chi phối các nhóm phẩm chất khác) bao gồm những phẩm chất: Trung thành tuyệt đối với Nhà nước XHCN Việt Nam; sống và làm việc theo pháp luật; nhạy bén với tình hình chính trị xã hội .;
    + Nhóm phẩm chất đạo đức: Khiêm tốn;
    đoàn kết; có tinh thần trách nhiệm .;
    + Nhóm phẩm chất chuyên môn: Có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; có lề lối làm việc khoa học; nhận thức và vận dụng pháp luật đầy đủ, chính xác .;
    + Nhóm phẩm chất ý chí: Có khả năng đưa ra các quyết định cứng rắn, kịp thời trong xét xử; độc lập trong hoạt động xét xử; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm .;
    + Nhóm phẩm chất về năng lực tổ chức xét xử: Có khả năng lập kế hoạch trong xét xử một cách khoa học; năng lực đảm bảo xét xử; năng động sáng tạo trong việc tổ chức
    hoạt động xét xử .(2)
    Hai nhân tố khách quan và chủ quan trên trọng việc xây dựng uy tín của người thẩm phán cần được kết hợp biện chứng, nhân tố này là cơ sở, tiền đề cho nhân tố kia và ngược lại.



    2. Những yếu tố hình thành uy tín của người thẩm phán
    - Vấn đề đạo đức của người thẩm phán
    Đạo đức vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp sâu sắc. Bên cạnh phạm trù đạo đức xã hội còn có quan niệm về phạm trù đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của người thẩm phán gắn liền với hoạt động xét xử của thẩm phán. Mặt khác, đạo đức người thẩm phán còn được hình thành và phát triển thông qua quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện của bản thân mỗi người thẩm phán. Đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán không nằm ngoài các quan niệm chung về đạo đức xã hội như tính trung thực, lòng dũng cảm, tính công bằng, khách quan và tính nhân bản. Từ hoạt động nghề nghiệp, người thẩm phán cần có những đức tính sau: Công bằng, khách quan và vô tư; lương tâm và nhân đạo; bản lĩnh nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao.
    - Những phẩm chất tâm lí của thẩm phán Những thuộc tính giao tiếp đặc trưng của
    hoạt động xét xử đảm bảo cho thẩm phán thiết
    lập sự tiếp xúc và những quan hệ tâm lí cần thiết với tất cả những người tham gia tố tụng. Trong giao tiếp cần tránh các biểu hiện thái quá, nóng nảy, cục cằn, có lời lẽ nhạo báng, dạy đời.
    + Tính tự chủ, công bằng, vô tư của thẩm phán luôn được bộc lộ trong tất cả các câu hỏi, lời nhận xét, trong điệu bộ, cách cư xử của thẩm phán;
    + Khi xét xử thẩm phán tập trung chú ý cao độ, tích cực hoá các hoạt động tư duy của mình nhằm đảm bảo thu nhận và điều chỉnh thông tin;
    + Hoạt động xét xử đòi hỏi người thẩm phán có phẩm chất trí tuệ nhất định như: Tư duy sâu, rộng, khả năng khái quát và phân tích một khối lượng công việc lớn;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...