Tiểu Luận Ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam (23 trang)

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tiễn thời gian qua cho thấy, vẫn còn rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp chưa quan tâm đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như sự hiện hữu của các Trung tâm Trọng tài thương mại. Phương thức trọng tài thương mại hoạt động chưa thực sự sôi nổi, trọng tài chưa phát triển tương xứng với tiềm năng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như Luật trọng tài thương mại mới được triển khai thi hành nên chưa tạo được sự chú ý, chưa được các cá nhân, tổ chức kinh doanh biết đến nhiều; Công tác tuyên truyền, giới thiệu về những quy định mới của Luật chưa được tiến hành thường xuyên và trên phạm vi rộng nên hiệu quả của công tác này chưa cao; Hoạt động trọng tài trước đây có quá nhiều bất cập, đặc biệt là việc không có cơ chế cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài khiến các bên có liên quan tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nên các doanh nghiệp không tin tưởng và lựa chọn trọng tài Như vậy, có thể nói, trọng tài thương mại hoàn toàn không phải là điều mới mẻ, nhưng lại vẫn còn quá lạ lẫm, mờ nhạt trên thị trường.

    Đứng trước thực trạng trên, đã đến lúc chúng ta cần có một cái nhìn nghiêm túc, toàn diện về trọng tài thương mại tại Việt Nam. Đó chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề: “Trọng tài thương mại tại Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của bài tiểu luận này.


    1. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về trọng tài thương mại.

    - Phân tích ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

    - Làm rõ các nguyên nhân và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Tiểu luận không đi sâu làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, mà trên cơ sở những phân tích những ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, thực trạng của trọng tài thương mại tại Việt Nam trong những năm gần đây, tôi đi sâu vào làm rõ những nguyên nhân của thực trạng trên và đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

    3. Phạm vi nghiên cứu

    Tiểu luận nghiên cứu các vấn đề liên quan, dưới góc độ khoa học pháp lý, tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

    4. Bố cục tiểu luận

    Để giải các vấn đề được đặt ra, chúng tôi xây dựng tiểu luận làm 3 chương:

    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trọng tài thương mại

    Chương 2: Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

    Chương 3: Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tại thương mại tại Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...