Tiểu Luận Ưu điểm, hạn chế của tài liệu Internet và kỹ năng thu thập tài liệu trên Internet.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ]Mục lục

    Trang
    ⃰⃰ I. Lời mở đầu 2
    ⃰⃰ II. Nội dung .
    1. Giải thích khái niệm 2
    2. Ưu điểm của nguồn tài liệu Internet .2
    3. Hạn chế của nguồn tài liệu Internet 4
    4. Kỹ năng thu thập tài liệu Internet .6
    ⃰⃰ III. Kết luận 9
    IV. Tài liệu tham khảo.

    I/ Lời mở đầu.
    Xã hội ngày càng hiện đại thì công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là mạng Internet. Vì vậy việc thu thập tài liệu để phục vụ cho đích học tập bằng Internet cũng trở nên phổ biến, rộng rãi hơn bởi nó chứa đựng tất cả các thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học. Vậy nguồn tài liệu này có những ưu điểm, hạn chế gì và kỹ năng thu thập như thế nào thì vẫn còn đang ẩn chứa một dấu hỏi trong tư duy mỗi người.
    II/ Nội dung.
    1. Giải thích khái niệm.
    Dưới góc độ chuyên ngành tin học, “ Internet ” được hiểu là một tập hợp của cac máy tính được liên kết nối lại với nhau thông qua dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi, chia sẻ dữ liệu và thông tin. Bất cứ người nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này sang hệ thống khác. Như vậy khái niệm Internet có nội dung rất rộng, ở trong một phạm vi rất lớn. Vì vậy có thể nói đây là nguồn tài liệu rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên việc sử dụng nó để nghiên cứu một vấn đề nào đó một cách hiệu quả không phải là điều đơn giản. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu trên Internet cũng gặp không ít khó khăn gây trở ngại cho việc nghiên cứu. Thế nên chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này bằng cái nhìn khách quan để từ đó nâng cao kỹ năng thu thập tài liệu trên Internet.
    2. Ưu điểm của nguồn tài liệu Internet.
    Trước hết, ta xét về mặt ưu điểm của nguồn tài liệu trên Internet. Điều đầu tiên ta có thể nhận thấy dễ dàng là Internet giúp ta có thể thu thập được tài liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng, không mất nhiều công sức và tiết kiệm tối đa thời gian. Hãy thử cùng công thức tìm kiếm bằng Goole một cách thông thường, gõ từ khóa “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, kết quả cho thấy có khoảng 5.200.000 trong 0.14 giây. Chỉ cần biết địa chỉ tài liệu, ngồi trong phòng làm việc hay trong lớp học với vài thao tác đơn giản, chúng ta có thể lấy được tài liệu mình cần mà không phải đi đến bất kì đâu để tìm hiểu, quan sát, thực nghiệm Đây là một ưu điểm nổi bật của nguồn tài liệu Internet so với các nguồn tài liệu khác.
    Thứ hai nhờ có Internet, ta có thể truy cập tài liệu ở mọi lúc mọi nơi. Đây là đặc điểm và cũng là ưu điểm của việc khai thác nguồn tài liệu này mà ở các nguồn tài liệu khác không có được là chúng ta có thể truy cập, sử dụng tài liệu bất cứ khi nào, và bất cứ ở đâu khi chúng ta muốn: tại trường học, phòng ngủ, bệnh viện, quán cà phê Đây là một trong những lợi thế mà khó có thể tìm thấy ở bất cứ nguồn tài liệu nào.
    Thứ ba, tài liệu Internet mang tính cập nhật rất cao. Như chúng ta đã biết tài liệu Internet luôn luôn cập nhật thông tin có thể thay đổi đến từng giờ, từng phút thậm chí là từng giây. Vì thế khai thác nguồn tài liệu này, chúng ta sẽ có một nguồn tài liệu mới nhất về vấn đề mình quan tâm. Với ưu thế đó, nhà nghiên cứu sẽ rất thuận lợi khi tìm hiểu những tin tức, sự kiện diễn ra ở trong nước hay trên thế giới.
    Không chỉ thế nguồn tài liệu Internet có thể góp phần giúp người đọc hiểu một cách toàn diện, đa chiều, sâu sắc vấn đề mình nghiên cứu. Nguồn tài liệu trong bất kì lĩnh vực nào trên Internet đều là nguồn tài liệu rất rộng, rất phong phú với nhiều kênh, nhiều phía, nhiều quan điểm chính kiến khác nhau; trong đó có những phía, những quan điểm đối lập nhau, những ý kiến trái với sự thật. Ví dụ như bàn về vấn đề cải cách nền giáo dục Việt Nam còn rất nhiều bất cập, nhiều người nôn nóng muốn cải cách mà chưa xác định được phương hướng, cách thức cải cách cụ thể. Như thế chẳng những không đưa ngành phát triển đi lên mà còn kéo lùi nền giáo dục nước nhà như GS.Phạm Phụ đã nói: “ cải cách giáo dục vội vã là bóp chết cải cách ”. Theo quan điểm cá nhân, ông chỉ ra tình trạng học quá nặng ở bậc phổ thông và chia sẻ một số đề xuất nhằm chấn hưng nền giáo dục như: Chủ động toàn cầu hoá trong giáo dục, thị trường hóa giáo dục và sự điều tiết của nhà nước Còn theo GS-TSKH.Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra bốn trọng bệnh giáo dục Việt Nam hay mắc phải, đó là: thành tích, cào bằng, suy dinh dưỡng và gian dối. Từ đó, ông đề ra năm phương thuốc cứu chữa cụ thể như sau: Tổ chức hệ thống giáo dục, xây dựng nhân lực làm giáo dục, tăng cường vật lực cho giáo dục, thay đổi cơ chế giáo dục và đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục Như vậy ưu điểm của nguồn tài liệu này giúp người đọc hiểu một cách toàn diện, đa chiều, sâu sắc vấn đề mình nghiên cứu, tránh lối nhận thức một chiều, đơn giản.
    3. Hạn chế của nguồn tài liệu Internet.
    Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nguồn tài liệu này cũng có những hạn chế nhất định:
    Thứ nhất, người đọc dễ bị mất phương hướng trong quá trình khai thác tài liệu. Trên Internet, với nhiều quan điểm khác nhau, trái chiều nhau thậm chí có tài liệu bị xuyên tạc làm cho người đọc, trong đó có những nhà nghiên cứu trẻ với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít, dễ bị mất phương hướng, không biêt đâu là đúng, đâu là sai, không chọn lọc được những tài liệu tin cậy để sử dụng cho việc nghiên cứu. Nếu sử dụng nguồn tài liệu sẽ có hại cho khoa học thậm chí có khi có hại cho cách mạng, cho đất nước.
    Thứ hai, tài liệu Iternet tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh “ sao chép” phát triển. Bệnh “ sao chép ” – một căn bệnh nhức nhối và khó chữa đang ngày càng lan tràn rộng rãi trong xã hội và dường như nó được tiếp thêm sức mạnh để phát triển từ khi có Internet. Bởi vì chỉ cần một vài lần nhấc chuột với những thao tác đơn giản vào tài liệu, người ta đã có thể tăng thêm vào công trình nghiên cứu của mình hàng trang, việc mà đánh máy có khi mất tới hàng giờ thậm chí hàng buổi. Đây là điều mà rất nhiều sinh viên hay những nhà nghiên cứu trẻ đã lựa chọn và lạm dụng khi làm tiểu luận, luận văn, viết báo cáo khoa học. Ngoài ra trong nhiều luận văn, luận án của sinh viên liên tục trong nhiều trang là tập hợp các đoạn cắt từ Internet dẫn tới bệnh “ chất đống tài liệu ” làm cho người đọc bị ngập trong đống tài liệu mà không thấy sợi dây lôgíc. Sẽ không chủ quan cho rằng “ sao chép ” là căn bệnh khá phổ biến hiện nay trong giới học sinh, sinh viên, không riêng một ngành nào, trường nào. Căn bện này ngày càng phát triển sẽ làm thui chột khả năng tư duy sáng tạo của con người, làm cho khoa học không thể phát triển.
    Thứ ba, nó khó xác định được nguồn gốc tài liệu và lựa chọn tài liệu phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Như chúng ta biết, tài liệu Internet vô cùng phong phú, có khi do tác giả đưa lên, có khi do người khác đưa lên cho nên ở một số tài liệu, chúng ta thật khó xác định nguồn gốc của nó mà khi viết bài luận, báo cáo khoa học hay nghiên cứu đề tài nào đó, chỉ khi làm rõ nguồn gốc của tài liệu thì mới tạo độ tin cậy cao và đầy tính thuyết phục. Chẳng hạn như là công dân Việt Nam thì ai cũng biết rằng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng khi viết bài luận, nếu bạn trích dẫn nó nằm ở Điều 2 Hiến pháp năm 1992 thì tính chính xác đã trở nên tuyệt đối.



    4. Kỹ năng thu thập tài liệu Internet.
    Trước những ưu điểm và hạn chế trên của nguồn tài liệu Internet, chúng ta cần phải học hỏi, rèn luyện để nâng cao hơn nữa kỹ năng thu thập tài liệu trên Internet.
    Trước tiên, vấn đề quan trọng nhất khi tìm kiêm thông tin là biết mình đang đi tìm cái gì. Bởi nếu không chúng ta sẽ dễ dàng “ thất lạc ” trong hỗn độn thông tin trên mạng. Có ba bước cơ bản để thực hiện tìm kiếm tài liệu trên Internet là: Thứ nhất, xác định chủ đề, đề tài nghiên cứu để có được đề tài nghiên cứu cụ thể, biết được chủ đề cần tìm tài liệu. Thứ hai, lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm phù hợp với mỗi loại tìa liệu. Thứ ba, xác định chiến lược tìm kiêm thông tin, giới hạn trong phạm vi nào? Loại tài liệu nào? Công cụ nào? Các từ khóa quan trọng? Trong đó thao tác then chốt nhất quyết đinh kết quả tìm kiếm là đưa ra các từ khóa phù hợp với vấn đề mình nghiên cứu. Các bạn nên sử dụng từ khóa trong quá trình tìm kiếm, không nên gõ tất cả các từ liên quan vào khung tìm kiếm: tên đề tài, tên tác giả, tựa tài liệu Ngoại trừ những chủ đề hết sức đặc biệt mà bản thân tên gọi chủ đề đã là một từ khóa tốt giới hạn ngay lập tức phạm vi tìm hiểu còn thông thường từ khóa phải được xác định dần dần, từ tổng quát đến chi tiết sao cho tìm được những khái niệm đặc trưng nhất, có tính đại diện cao nhất cho chủ đề cần tìm tài liệu. Chẳng hạn để tìm nguồn tài liệu cho đề tài: “ Sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các kiểu nhà nước ”, các bạn nên chọn từ khóa là “ Bộ máy nhà nước ” sau đó tìm kiếm bằng từ khóa “ các kiểu nhà nước ” thì các bạn mới tìm được một số thông tin tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Nhìn chung ngay từ đầu trong quá trình tìm kiếm, thường chỉ xác định những từ khóa cơ bản nhất. Và sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi cách kết hợp các từ khóa sẽ được thực hiện trong suốt quá trình tìm kiếm, qua số lượng kết quả thu được và mức độ phù hợp của các kết quả sau mỗi lượt tìm kiếm.
    Ngoài ra công cụ tìm kiếm còn là công cụ phổ biến và hữu ích để tìm địa chỉ các trang web. Các máy làm việc theo nguyên tắc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu được tự động xây dựng bởi một robot, không phải do con người xây dựng. Máy tìm kiếm sẽ so sánh các từ bạn nhập vào cửa sổ tìm kiếm với các từ được viết ở các trang web mà nó lưu trữ. Một số máy tìm kiếm thông dụng như: google, ask, altavista, alltheweb Trong đó việc tìm kiếm thông tin trên mạng bằng google là phổ biến nhất. Mặt khác thông qua tên miền và địa chỉ mạng, các bộ máy tìm kiếm có thể giới hạn phạm vi tìm kiếm ở mức độ cao hơn, chọn lọc thông tin từ những nguồn được xác định qua các công thức tìm kiếm có sử dụng tính năng này. Những tên miền có đuôi .edu thường được dành riêng cho các trường đại học như www.hlu.edu.vn ( Trường Đại học luật Hà Nội ); .gov, .gouv dành riêng cho các cơ quan nhà nước như www.na.gov.vn ( Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ) thường là những nguồn thông tin chính thống, có độ tin cậy cao. Các tổ chức lớn thường dùng tên miền có đuôi .org, các nguồn cung cấp thông tin thường dùng .info cũng là những nguồn cung cấp thông tin có giá trị, ví dụ như www.cpv.org.vn ( Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ), www.khoahocviet.info.vn. Nói chung có những quy tắc cơ bản trong việc quản lí sử dụng tên miền ở cấp độ quốc tế và cấp độ của từng quốc gia nhưng vẫn có sự khác biệt nhỏ trong từng phạm vi hẹp. Khi đã làm quen dần với Internet, người dùng sẽ có kinh nghiệm để hiểu biết rõ hơn các đặc điểm quản lí tên miền ở từng cấp độ, giúp nhanh chóng nhận diện được những nguồn thông tin có giá trị trên mạng.
    Bên cạnh đó việc xác định từ khóa, công cụ tìm kiếm thì việc kết hợp các công thức tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Tùy vào mỗi công cụ tìm kiếm, cần phải kết hợp nhiều cách tìm kiếm với các công thức khác nhau. Trước hết là việc phối hợp các từ khóa là điều cần thiết. Một số bộ máy tìm kiếm có khả năng gợi ý các từ khóa lân cận hoặc các chủ đề liên quan. Thế nên bạn nên tận dụng chức năng này. Nếu số kết quả đưa ra quá nhiều, điều đó đồng nghĩa với công thức tìm kiếm chưa tốt, có thể thêm vài từ khóa để giới hạn phạm vi kết quả hẹp lại. Ngược lại nếu kết quả quá ít hãy bỏ bớt từ khóa không quan trọng để mở rộng phạm vi hoặc thay đổi bằng một bộ từ khóa khác. Ngoài ra nếu muốn tìm một chuỗi chính xác các từ theo đúng trật tự, chỉ cần đặt chuỗi từ đó vào giữa dấu ngoặc kép. Chẳng hạn muốn tìm bài thơ “ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh ” Cách này hữu hiệu để tìm một câu, một đoạn văn, một chuỗi dài các từ đã biết chính xác. Cùng với đó, bạn nên kết hợp các toán tử Boolean: AND ( và ), OR ( hoặc ), NOT ( không ). Ví dụ: muốn tìm cuốn sách có nội dung về “ Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại của tổ chức thương mại quốc tế WTO ” trên trang wed thư viện Đại học luật Hà Nội, ta sử dụng chế độ tìm kiếm nâng cao và có biểu thức tìm “ WTO AND tranh chấp thương mại ”. Như vậy việc kết hợp các công thức tìm kiếm sẽ giúp bạn tìm được tài liệu dễ dàng phù hợp với mục đích sử dụng của mình hơn.
    Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho mọi người, nhất là đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa rất to lớn. Về Kiến thức: tài liệu trên Internet liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội ( chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, khoa học kĩ thuật ), thông qua những tài liệu này, giúp ích rất lớn cho việc học tập và làm việc của con người. Khi kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet được hình thành, kiến thức thu nhận được của mỗi người sẽ trở nên phong phú hơn, sâu rộng hơn. Về thái độ: việc hình thành kỹ năng thu thập tài liệu trên Internet không chỉ giúp bản thân có thái độ học tập đúng đắn mà còn khơi dậy các xúc cảm, là cơ sở để giáo dục tình cảm, nhân cách đạo đức cho con người. Về kỹ năng: nó có ý nghĩa lớn lao trong việc trong việc phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy của cá nhân. Việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet sẽ là nguồn bổ trợ cho các kỹ năng khác để tạo thành một hệ thống các kỹ năng cần thiết cho mỗi người.
    Tóm lại Internet là nguồn tài liệu phức tạp và mang tính tổng hợp với việc bao gồm nhiều kênh, nhiều phía, nhiều quan điểm, chính kiến khác nhau; bao gồm nhiều hình thức in ấn như sách, báo, tạp chí Đối với nước ta càng đẩy mạnh quá trình hội nhập thế giới thì nguồn tài liệu này ngày càng được mở rộng, càng phong phú, đa dạng và phức tạp.
    III/ Kết luận.
    Như vậy nguồn tài liệu Internet luôn có tính hai mặt, vừa có những ưu điểm vừa có những hạn chế. Thế nên mỗi người cần phải biết khai thác tối đa những ưu điểm và tránh được tối đa những hạn chế, cố gắng gạn lọc từ trong rừng tài nguyên Internet để có những tài liệu tin cậy phục vụ cho việc học tập và làm việc.
    IV/ Tài liệu tham khảo
    . Buổi nói chuyện của Giáo sư Jacques Wallet - Đại học Ruen, Pháp ( 2010),
    2. “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...