Tiểu Luận ương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy cao cho học sinh bậc THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Cũng như giáo dục nói chung, thể dục thể thao xuất hiện cùng xã hội loài người và phát triển theo các quy luật của xã hội loài người.
    Sự phát sinh của thể dục thể thao như một bộ phận của nền văn hóa chung ngay từ xã hội nguyên thủy. Quá trình phát sinh đó diễn ra do tác động qua lại của các nhân tố khách quan và chủ quan. Nhân tố khách quan là sự tác động qua lại của tính chất và trình độ của hoạt động sản xuất nguyên thủy (săn thú, bắt cá, hái lượm ), còn nhân tố chủ quan chính là ý thức con người.
    Thời kỳ con người phải sống bằng săn bắn và hái lượm. Con người đã sử dụng chạy, nhảy, ném trong đó nhảy cao để vượt các mô đá, thân cây đổ để đuổi bắt con vật hay chạy chốn khi bị chúng tấn công. Trong cuộc sống hiện tại, có những lúc chúng ta phải nhảy qua các chướng ngại vật có độ cao nhất định khi lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Như vậy, nhảy cao là một kỹ năng cần thiết của đời sống. Nhảy cao đã trở thành môn thể thao chinh phục độ cao. Đến nay đã có 5 kiểu nhảy khác nhau “bước qua”, “nằm nghiêng”, “cắt kéo”, “úp bụng”, “lưng qua xà”.
    Trở lại với bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS, là bộ môn nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể như: Tư thế ngay ngắn, cơ thể phát triển cân đối, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất, rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lý các tố chất thể lực. Môn thể dục là môn học hầu hết các học sinh rất hứng thú, say mê đặc biệt là các em có năng khiếu về thể dục thể thao.
    Thực tế môn thể dục trong trường THCS bao gồm 280 tiết học thì trong đó nhảy cao là 43 tiết. Trong chương trình mới – nhảy cao được dạy ở lớp 6 và 7 trong nội dung bật nhảy, ở lớp 8 và 9 với nội dung nhảy cao kiểu “bước qua”.
    Như vậy để có một nền thể thao phát triển tốt cả về chất và lượng người ta cần phải thực hiện từ gốc, từ người tập và cụ thể là từ thế hệ trẻ Thanh, Thiếu niên chủ nhân tương lai của đất nước. Từ rèn luyện nhảy cao cũng là rèn luyện cái gốc của nền văn hóa thể dục thể thao tiên tiến. Giải quyết vấn đề này bằng “Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy cao cho học sinh bậc THCS”. Là tên Sáng kiến kinh nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng các biện pháp chuyên môn cụ thể để Nhảy cao hay thể dục thể thao phải được rèn luyện cùng với kỹ năng có ý nghĩa khoa học của bộ môn giáo dục thể chất.
    Vì vậy bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, cơ bản để giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất. Tôi quyết định nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy cao cho học sinh bậc THCS”, với mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, bài học của học sinh sẽ phong phú và sinh đông hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy cao, giúp cho nền tảng của văn hóa thể dục thể thao phát triển chắc chắn và toàn diện hơn nói chung và học sinh trường THCS Hán Đà nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...