Luận Văn Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài

    Từ 1997, Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển.
    Từ phía cơ quan có chức năng, ngày 29/8/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg phê duyệt quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu 2001-2010. Đến ngày 2/5/2005, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về quy chế ứng phó sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyết định này còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Yêu cầu đặt ra trước mỗi sự cố tràn dầu là phải xác định được nguyên nhân, gán trách nhiệm cho chủ thể gây tràn dầu và tiến hành đền bù cho những đối tượng chịu tác động của các vụ tràn dầu đó. Cho đến nay, cơ chế đền bù mới chỉ dựa trên các chi phí trước mắt có thể nhìn thấy được như chi phí làm sạch, những thiệt hại đối với tài sản cá nhân. Tuy nhiên, tác động của tràn dầu không chỉ có trong ngắn hạn mà diễn ra phức tạp trong dài hạn. Đặc biệt là tác động lên môi trường hệ sinh thái, đây là hệ thống hỗ trợ cuộc sống của hệ sinh vật và con người qua nhiều thế hệ.
    Dựa trên cơ sở lý thuyết của kinh tế học môi trường, một sự lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra sẽ góp phần xác định đầy đủ các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của sự cố tràn dầu. Đó là lý do em chọn đề tài:
    Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam).

    II. Mục tiêu và phạm vi của đề tài
    Mục tiêu chung

    Mỗi sự cố tràn dầu diễn ra đều tác động đến cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với khu vực chịu tác động. Đề tài này đưa ra phân tích nhằm lượng giá thiệt hại từ những tác động môi trường, đặc biệt là tác động đến hệ sinh thái ven biển do tràn dầu gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại, vùng biển Quảng Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ cố gắng đưa ra được khung lượng giá nói chung đối với thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn và lượng giá một số giá trị đại diện chứ không hy vọng sẽ lượng giá được hết tất cả các thiệt hại từ sự cố.

    Mục tiêu cụ thể
    - Nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp khoa học phù hợp để đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
    - Xây dựng một mô hình tính toán cụ thể lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
    - Phân biệt các tác động ngắn hạn và tác động dài hạn của ô nhiễm môi trường do tràn dầu gây ra và lượng hóa chúng.
    - Sử dụng mô hình tính toán và các số liệu liên quan, tiến hành ước tính thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
    - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu.
    Phạm vi đề tài:
    - Về không gian: Đề tài chỉ lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường trong khu vực Cù Lao Chàm, phường Cửa Đại, Cẩm An, thị xã Hội An thuộc vùng biển Quảng Nam.
    - Về thời gian: Đề tài lượng hoá thiệt hại môi trường từ thời điểm diễn ra sự cố (tháng 1 năm 2007) đến thời điểm nghiên cứu (tháng 3 năm 2008). Đồng thời cũng lượng hoá thiệt hại trong dài hạn đối với môi trường (cụ thể là đối với các hệ sinh thái) khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.

    III. Kết cấu đề tài
    Đề tài này gồm bốn chương:
    Chương I: Sự cố tràn dầu và lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra.
    Chương II: Thực trạng sự cố tràn dầu tại vùng biển Quảng Nam (1/2007).
    Chương III: Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại khu vực biển Quảng Nam.
    Chương IV: Kiến nghị, giải pháp.

    IV. Phương pháp nghiên cứu
    Đây là một đề tài rất mới và khó trong lĩnh vực lượng giá thiệt hại môi trường, vì vậy tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu lượng giá ô nhiễm dầu trên thế giới để rút ra phương pháp nghiên cứu. Để có được đầy đủ số liệu phục vụ cho việc lượng giá này không phải là việc đơn giản, các số liệu thứ cấp rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu vẫn thu thập và sử dụng nhiều dữ liệu thuộc loại này.
    Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
    - Số liệu điều tra của trường Đại học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
    - Dữ liệu của Ban Tràn dầu - Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
    - Dữ liệu trong các báo cáo lượng giá tác động của các sự cố tràn dầu quy mô trên thế giới,
    - Kết quả nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn San hô tại Cù Lao Chàm) về tác động ô nhiễm nói chung tới san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn tại Cửa Đại, Cù Lao Chàm.
    - Đánh giá về sự cố tràn dầu của Chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan quản lý tài nguyên, du lịch, đặc biệt là đánh giá của lực lượng chính tham gia xử lý ô nhiễm dầu tràn đầu năm 2007.
    Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo nhiều sách và ấn phẩm về kiến thức chuyên ngành kinh tế môi trường đồng thời lấy các ý kiến các chuyên gia khoa học môi trường, kinh tế môi trường . để phục vụ cho nghiên cứu này.
    Số liệu sau khi được thu thập được tác giả xử lý bằng các phần mềm Excel, SPSS. Tác giả cũng dùng phương pháp phân tích tổng hợp đưa ra mô hình lượng giá và phân tích kết quả trong nghiên cứu.




    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC HÌNH VẼ vii

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO TRÀN DẦU GÂY RA 4

    1.1 SỰ CỐ TRÀN DẦU 4
    1.1.1 Khái niệm sự cố tràn dầu 4
    1.1.2 Đặc tính của dầu tràn 4
    1.1.3 Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu 5
    1.1.4 Các tác động của tràn dầu 5
    1.1.4.3 Tác động xã hội 9
    1.2 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM HAY SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 11
    1.2.1 Khái niệm về giá trị kinh tế 11
    1.2.2 Mục đích của lượng giá kinh tế môi trường 14
    1.2.3 Sơ lược về các phương pháp lượng giá 15
    1.2.3.1 Phương pháp giá thị trường (Market price method) 15
    1.2.3.2 Phương pháp vốn con người và phương pháp liều lượng-đáp ứng (Dose-response and human capital methods) 15
    1.2.3.3 Phương pháp chi phí phòng ngừa và phương pháp chi phí thay thế (Preventive cost, replacement cost methods) 15
    1.2.3.4 Phương pháp giá hưởng thụ (Hedonic pricing method) 16
    1.2.3.5 Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method) 16
    1.2.3.6 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method) 17
    1.2.3.7 Phương pháp mô hình lựa chọn riêng biệt(Discrete choice modelling method 17
    1.2.3.8 Phương pháp chuyển giao lợi ích ( Benefit transfer method) 18
    1.3 KINH NGHIỆM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA 18
    1.3.1 Sự cố Exxon Valdez 18
    1.3.2 Sự cố The Prestige 20
    1.3.3 Sự cố American Trader 22
    1.3.4 Sự cố Lake Barre 24
    1.3.5 Sự cố Alambra 2000 26
    1.3.6 Tổng kết KN lượng giá thiệt hại kinh tế môi trường và thực tiễn Việt Nam 27
    1.3.6.1 Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại 27
    1.3.6.2 Thực tiễn ở Việt Nam 30
    1.4 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM VÀ CỬA ĐẠI 31
    1.4.1 Cách tiếp cận 31
    1.4.2 Các phương pháp áp dụng trong lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam) 32
    1.4.2.1 Phương pháp chi phí trực tiếp (direct costs) 32
    1.4.2.2 Phương pháp chi phí thay thế 33
    1.4.2.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 34
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1/2007 38
    2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM 38
    2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế 38
    2.1.2 Điều kiện tự nhiên 39
    2.1.2.1 Địa hình 39
    2.1.2.2 Khí hậu 39
    2.1.3 Sơ lược về tài nguyên thiên nhiên 40
    2.1.4 Đặc điểm dân số, dân cư và nguồn nhân lực 41
    2.1.5 Tình hình kinh tế-xã hội 42
    2.1.5.1 Tình hình kinh tế 42
    2.1.5.2 Tình hình văn hoá – xã hội 43
    2.1.6 Thông tin cơ bản về địa điểm nghiên cứu. 44
    2.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU THÁNG 1 NĂM 2007 TẠI BIỂN QUẢNG NAM 45
    2.2.1 Diễn biến 45
    2.2.2 Nguyên nhân 47
    2.2.3 Phạm vi 47
    2.2.4 Các tác động môi trường do sự cố tràn dầu gây ra 48
    2.2.4.1 Tác động của dầu đến môi trường sống 48
    2.2.4.2 Tác động của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc 49
    CHƯƠNG III : ƯỚC TÍNH SƠ BỘ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI (QUẢNG NAM) 51
    3.1 XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI 51
    3.1.1 Khái quát chung về các loại thiệt hại môi trường 51
    3.1.2 Xác định dạng thiệt hại môi trường tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 52
    3.1.3 Thông tin liên quan 53
    3.2 ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG 54
    3.2.1 Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (C1) 54
    3.2.1.1 Phương pháp lượng giá 54
    3.2.1.2 Kết quả 56
    3.2.2 Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp (C2) 59
    3.2.2.1 Phương pháp lượng giá 59
    3.2.2.2 Kết quả 60
    3.2.3 Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng (C3). 61
    3.2.3.1 Phương pháp lượng giá 62
    3.2.3.2 Kết quả 64
    3.2.4 Tổng thiệt hại môi trường ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 67
    CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 68
    4.1 KIẾN NGHỊ 68
    4.2 GIẢI PHÁP 69
    4.2.1 Giải pháp về mặt thể chế, chính sách 69
    4.2.2 Giải pháp về mặt tổ chức và quản lý 69
    4.2.3 Giải pháp về mặt kỹ thuật 70
    4.2.4 Giải pháp truyền thông 70
    4.2.5 Giải pháp tài chính 70
    4.2.6 Giải pháp hợp tác quốc tế 71
    KẾT LUẬN 71
    Tài liệu tham khảo 71
    PHỤ LỤC 71



    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt
    TEV Total Economic Value Tổng giá trị kinh tế
    WB World Bank Ngân hàng thế giới
    IUCN International Union for the Conservation of Nature and Natural resources. Hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
    ITOPF The International Tanker Owners Pollution Federation Một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh vực ứng phó với các sự cố tràn dầu, các chất hóa học và các loại chất khác từ các tàu vào môi trường biển.
    CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
    WTP Willing To Pay Sẵn lòng chi trả
    WTA Willing To Accept Sẵn lòng chấp nhận
    TCM Travel cost method Phương pháp chi phí du lịch
    HEA Habitat Equivalent Analysis Phân tích cư trú tương đương
    IMER Institute of Marine Environment and Resources Viện tài nguyên và môi trường biển
    HST Hệ sinh thái
    TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam


    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Tên bảng Trang
    Bảng 1.1 : Chi phí thay thế, di chuyển và phục hồi loài động vật có vú ở biển và trong đất liền – Kết quả phân tích sự cố tràn dầu Exxon Valdez. 19
    Bảng 1.2: Giá trị thay thế cho chim biển và đại bàng – Kết quả vụ tràn dầu Exxon Valdez. (USD 1989) 20
    Bảng 1.3 : Khoản đền bù quỹ IOPC nhận được từ Pháp và Tây Ban Nha (theo đồng Euro) cho vụ tràn dầu Prestige 21
    Bảng 1.4: Ước lượng tổng giá trị giải trí thiệt hại từ sự cố tràn dầu American Trader 23
    Bảng 1.5: Lượng hoá những tổn thất đối với vùng đầm lầy 25
    Bảng 1.6: Các khoản đền bù cho sự cố tàu Alambra, Talinn, Estonia 2000 27
    Bảng 1.7: Tổng kết kinh nghiệm lượng giá ô nhiễm dầu tràn trên thế giới 28,29
    Bảng 1.8: Lựa chọn phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 32
    Bảng 2.1 : Dự báo dân số tỉnh Quảng Nam 42
    Bảng 2.2 : Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó tại các địa phương thuộc đợt 1 47
    Bảng 3.1 : Dạng thiệt hại môi trường do dự cố tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại 53
    Bảng 3.2: Thiệt hại của các khách sạn do khách hủy đặt phòng và trả phòng sớm 57,58
    Bảng 3.3 : Dữ liệu đầu vào để tính chi phí thay thế đối với san hô và cỏ biển 59
    Bảng 3.4: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP) 64
    Bảng 3.5: Tổng hợp thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 67


    DANH MỤC HÌNH VẼ
    Hình 1.1: Sơ đồ TEV 12
    Hình 1.2 Cách tiếp cận lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam) 30
    Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Quảng Nam 39
    Hình 3.1: Dòng chi phí vận hành hàng năm đối với 1 ha san hô 60
    Hình 3.2: Dòng chi phí vận hành hàng năm đối với cỏ biển 61
    Hình 3.3: Cơ cấu các loại thiệt hại đối với hệ sinh thái biển khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...