Thạc Sĩ Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ T.P. HỒ CHÍ MINH


    ƯỚC LƯỢNG SUẤT SINH LỢI CỦA GIÁO DỤC
    Ở VIỆT NAM
    Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


    MỤC LỤC ( Luận văn gồm 115 trang có File WORD)


    Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
    Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Danh mục các hình, đồ thị


    MỞ ĐẦU . .1

    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3
    4. Cấu trúc của luận văn . .3


    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SUẤT SINH LỢI CỦA GIÁO DỤC. .5

    Giới thiệu .5

    1.1 Lý thuyết vốn con người . 5
    1.2 Giáo dục và thu nhập – Mô hình đi học .6
    1.3 Hàm thu nhập Mincer 9
    1.3.1 Sự hiệu quả của đầu tư trong mô hình đi học .9
    1.3.2 Đầu tư cho đào tạo trong thời gian làm việc 12
    1.3.3 Hàm ước lượng logarithm thu nhập 15
    1.3.4 Những ưu điểm và giới hạn của mô hình hàm thu nhập Mincer 21
    1.3.4.1 Những giới hạn . . 21
    1.3.4.2 Những ưu điểm . . .21
    1.4 Các bằng chứng thực nghiệm với mô hình hàm thu nhập Mincer 21
    Tóm tắt Chương 1 .22




    CHƯƠNG 2 : HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
    QUA MÔ TẢ THỐNG KÊ . 24
    Giới thiệu .24
    2.1 Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 24
    2.1.1 Nội dung khảo sát .25
    2.1.2 Phạm vi khảo sát và phương pháp thu thập số liệu .25
    2.1.3 Khai thác dữ liệu từ KSMS 2004 26
    2.2 Tình trạng đi học và làm việc ở Việt Nam vào năm 2004 .28
    2.2.1 Giáo dục ở Việt Nam qua các số liệu thống kê .28
    2.2.2 Thực trạng đi học và làm việc .30
    2.3 Hiệu quả của đầu tư cho giáo dục .33
    2.3.1 Đầu tư cho giáo dục 33
    2.3.2 Hiệu quả của đầu tư cho giáo dục qua mô tả thống kê .35
    2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đối với Việt Nam 40
    Tóm tắt chương 2 . .43


    CHƯƠNG 3 : ƯỚC LƯỢNG SUẤT SINH LỢI CỦA GIÁO DỤC
    Ở VIỆT NAM VÀO NĂM 2004
    .44

    Giới thiệu .44
    3.1 Mô hình hồi qui và phương pháp hồi qui 44
    3.1.1 Mô hình hồi qui .44
    3.1.2 Phương pháp hồi qui .46
    3.2 Cỡ mẫu 46
    3.2.1 Tiêu chí chung cho việc chọn mẫu .46
    3.2.2 Mẫu khảo sát 1 .46
    3.2.3 Mẫu khảo sát 2 47
    3.3 Xác định giá trị các biến số quan sát .48
    3.3.1 Xác định giá trị biến phụ thuộc : logarithm của thu nhập .48
    3.3.2 Xác định giá trị các biến độc lập .49

    3.3.2.1 Số năm đi học (S) 49
    3.3.2.2 Kinh nghiệm tiềm năng (T) .53
    3.3.2.3 Số tháng làm việc (M) và số giờ làm việc (H) 53
    3.3.3 Các biến giả trong hàm hồi qui .53
    3.4 Kết quả hồi qui ước lượng hiệu quả của việc đi học và kinh nghiệm 55
    3.4.1 Ước lượng các hệ số hồi qui với hàm hồi qui cơ sở 55
    3.4.2 Ước lượng các hệ số hồi qui với hàm hồi qui mở rộng .56
    3.4.3 Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục theo các tính chất quan sát 58
    3.4.3.1 Ước lượng hệ số theo đặc điểm giới tính, chức nghiệp và địa bàn 58
    3.4.3.2 Ước lượng hệ số theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế 60
    3.4.3.3 Ước lượng hệ số theo trình độ học vấn 61
    Tóm tắt chương 3 63


    KẾT LUẬN. 65

    1. Kết luận của nghiên cứu 65
    2. Một số gợi ý chính sách 68
    3. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo 70

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .71

    PHỤ LỤC 73
    Phụ lục 1 Các bảng câu hỏi trích từ KSMS 2004 . 73
    Phụ lục 2 Báo cáo kết quả hồi qui và kiểm định . .82

    Những vấn đề chung 82
    1. Lựa chọn mô hình .82
    2. Kiểm định . 82
    3. Điều chỉnh tác động của hiện tượng phương sai của sai số thay đổi 83

    Phụ lục 2.1 : Báo cáo kết quả hồi qui và kiểm định hàm hồi qui cơ sở . 85
    PL2.1.1 Hàm hồi qui với mức lương theo năm .85
    PL2.1.2 Hàm hồi qui với mức lương tháng .86

    PL2.1.3 Hàm hồi qui với mức lương theo giờ .87
    PL2.1.3.1. Sử dụng mẫu gồm 3457 quan sát làm việc trọn 12 tháng 87
    PL2.1.3.2. Sử dụng mẫu gồm 5646 quan sát làm việc trên 6 tháng 88
    PL2.1.3.3. Sử dụng mẫu gồm 6614 quan sát làm việc từ 1 đến 12 tháng .89
    Phụ lục 2.2 : Báo cáo kết quả hồi qui và kiểm định hàm hồi qui mở rộng .90
    PL2.2.1 Mở rộng với biến ln(M) .90
    PL2.2.2 Mở rộng với biến ln(H) 91
    PL2.2.2.1. Sử dụng mẫu gồm 3457 quan sát làm việc trọn 12 tháng 91
    PL2.2.2.2. Sử dụng mẫu gồm 5646 quan sát làm việc trên 6 tháng 92
    PL2.2.2.3. Sử dụng mẫu gồm 6614 quan sát làm việc từ 1 đến 12 tháng .93
    Phụ lục 2.3 : Báo cáo kết quả hồi qui với các biến giả theo tính chất .94
    PL2.3.1 Theo giới tính 94
    PL2.3.2 Theo chức nghiệp (cán bộ công chức) .95
    PL2.3.3 Theo địa bàn . 96
    PL2.3.4 Theo ngành kinh tế . 99
    PL2.3.5 Theo loại hình kinh tế 100
    PL2.3.6 Theo trình độ học vấn, bằng cấp giáo dục đào tạo .102
    PL2.3.7 Bảng tổng hợp các hệ số ước lượng theo tính chất quan sát 105

    MỞ ĐẦU


    1. Đặt vấn đề


    “Vốn con người (Human Capital) là những gì có liên quan đến tri thức, kỹ năng và những thuộc tính
    tiêu biểu khác của một cá nhân mà nó có ảnh hưởng đến những hoạt động kinh tế” (OECD, 1998)1 . Vốn
    con người được hình thành thông qua việc đầu tư cho người lao động, bao gồm các khoản chi dùng vào
    các mặt giáo dục, bồi dưỡng kỹ thuật, bảo vệ sức khoẻ, lưu chuyển sức lao động trong nước, di dân
    nhập cảnh và các phúc lợi xã hội khác. Trong đó, quan trọng nhất là đầu tư giáo dục và bảo vệ sức
    khoẻ. Việc đầu tư này có lợi cho tố chất sức lao động, tức nâng cao năng lực công tác, trình độ kỹ
    thuật, mức độ lành nghề, mức độ sức khoẻ, có lợi cho việc tăng thêm số lượng người lao động phù hợp
    với nhu cầu tương lai, điều chỉnh sự thừa
    thiếu sức lao động hiện có trong nước, lợi dụng sức lao động nước ngoài và tiết kiệm chi phí giáo
    dục.


    Quan niệm con người đầu tư cho mình có ý nghĩa rất rộng, bao gồm không chỉ đầu tư vào học tập trong
    nhà trường và đào tạo sau khi học mà còn đầu tư khi còn ở nhà, trước tuổi đi học và đầu tư vào thị
    trường lao động để tìm việc. Kinh tế học phương Tây dùng lý thuyết vốn con người để giải thích sự
    phân biệt các mức lương theo tuổi tác và nghề nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp không đồng đều, sự phân bổ
    nguồn lực lao động vào các khu vực kinh tế.


    Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay quan tâm nhiều đến việc đầu tư cho giáo dục, y tế
    và nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra một nguồn nhân lực thích ứng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 2002 - 2006, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ
    trọng trong GDP tăng từ 4,2% lên 5,6%; và đến năm 2007 là 6,44%2. Chính sách tài chính cho giáo dục nhiều
    năm gần đây cho đến năm 2007 được giữ mức tỉ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước và có thể tăng thêm
    lên đến 21-22% trong giai đoạn 2008-2010 theo hướng ưu tiên đầu tư ngân sách. Đây là mức tăng cao
    thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Theo quan điểm của Chính
    phủ, giáo dục làm tăng năng suất và thu nhập của người lao động là một tín hiệu tốt để thuyết phục
    Chính phủ chi đầu tư vào giáo dục.


    Giáo dục là rất quan trọng. Mọi người đều biết rằng học càng nhiều thì sẽ càng có nhiều cơ hội để
    kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều đầu tư vào các mức học vấn cao như
    đại học. Đó là do nguồn tài nguyên của cá nhân (hay của gia đình) hạn hẹp, chi tiêu cho giáo dục
    phải cạnh tranh với nhiều khoản chi tiêu đáp ứng các nhu cầu khác. Nếu đầu tư cho giáo dục là có
    lợi, nghĩa là giáo dục tốt sẽ dẫn đến sự gia tăng thu nhập của người đầu tư, thì việc chi tiêu cho
    giáo dục rõ ràng là điều cần nên làm.


    Đầu tư của Nhà nước và tư nhân vào giáo dục được định hướng bởi việc tính toán lợi suất đầu tư vào
    giáo dục, một chỉ tiêu được xem là lợi ích của giáo dục trong thị trường lao động. Chúng ta cũng có
    thể hiểu bản chất và hoạt động của thị trường lao động thông qua việc nắm bắt sự thay đổi của các
    lợi suất này theo các tính chất cá nhân và địa bàn, theo ngành kinh tế, theo loại hình kinh tế tại
    một thời điểm ; và sự thay đổi của chỉ số này qua thời gian. Sự hiểu biết này cũng sẽ giúp định
    hướng các chính sách đầu tư cho giáo dục.


    Việc đi học sẽ đem lại lợi ích do gia tăng mức thu nhập, chúng ta đều có cảm nghĩ một cách định
    tính như vậy. Tuy nhiên, mức gia tăng đó là bao nhiêu nhất thiết cần phải được định lượng để nghiên
    cứu và so sánh.



    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi:


    - Suất sinh lợi của việc đi học (giáo dục) ở Việt Nam vào thời điểm khảo sát là bao nhiêu phần
    trăm? Hay nói cách khác, khi tăng thêm một năm đi học thì thu nhập của người lao động làm thuê sẽ
    tăng thêm bao nhiêu phần trăm?
    - Suất sinh lợi của giáo dục có sự khác biệt như thế nào khi xét đến các khác biệt về tính chất cá
    nhân (giới tính, cán bộ công chức, địa bàn cư trú và làm việc, bằng cấp giáo dục đào tạo), khác
    biệt về ngành kinh tế (nông nghiệp / phi nông nghiệp) và khác biệt về loại hình kinh tế làm thuê?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...