Luận Văn ước đầu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội – Bắc Ninh. Đề xuất việc xây

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Là một trong những quốc gia cam kết thực hiện phát triển bền vững , Việt Nam đã tích cực thực hiện những công việc nhằm tạo tiền đề cho phát triển bền vững . Phát triển bền vững của Việt Nam đã trở thành quan điểm của Đảng lãnh đạo và được khẳng định trong nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 9, trong chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 10 năm 2001- 2010 và trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 là: “ phát triển nhanh , hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với tién bộ , công bằng xã hội và bảo vệ môi trường “ và “ phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường , bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên , giữ gìn đa dạng sinh học “
    Để đưa nước ta đi lên về kinh tế, Đại Hội VIII Đảng đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách nhất, cốt lõi nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn được quan tâm đặc biệt. Phát triển kinh tế phi nông nghiệp dựa trên những điều kiện sẵn có là cách làm đúng đắn nhất, và phát triển kinh tế làng nghề đã được Nhà Nước xem là con đường hữu hiệu để nâng cao đời sống xã hội nông thôn dựa trên những nguồn lực không tốn kém
    Tuy nhiên, nếu các làng nghề được coi là đi đầu trong công cuộc phát triển nông thôn thì vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề cũng cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng.
    Với đặc điểm hoạt động nghề thủ công diễn ra ngay trên khu vực sinh sống, người dân các làng nghề vừa là người gây ô nhiễm, vừa là người chịu ô nhiễm. Và tình trạng ô nhiễm đã và đang diễn ra với diễn biến khá phức tạp đòi hỏi cần phải có những phương hướng và giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng này nhằm đưa Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững.
    Đó chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội – Bắc Ninh. Đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hoi”^
    Trong quá trình thực tập em luôn nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Môi trường cũng như của tập thể các cán bộ Viện Sinh thái và Môi trường :
    Thầy giáo: PGSTS. Nguyễn Thế Chinh, trưởng khoa Kinh tế và quản lý Môi trường
    PGSTS. Nguyễn Đắc Hy, Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường
    Cô giáo: Nguyễn Thị Hoài Thu
    Thầy giáo: Đinh Đức Trường
    Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến các Thầy, các Cô, PGSTS. Nguyễn Đắc Hy và toàn bộ những cán bộ đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
    Từ mục đích thực hiện đề tài cũng và dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã đưa ra những nội dung chính của đề tài như sau:
    Chương I :Tiếp cận mô hình phát triển bền vững đối với một làng nghề truyền thống.
    Chương II. Hoạt động kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề sắt thép Đa Hội.
    Chương III. Đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội.

    Mục lục
    Nội dung Trang
    Chương I. Tiếp cận mô hình phát triển bền vững đối với một làng nghề truyền thống 7
    I. Khái niệm cơ bản về phát triển bền vững 7
    II. Những nội dung cơ bản của phát triển bền vững 10
    II1. Tính bền vững của quá trình phát triển 10
    II2. Các chỉ số phát triển bền vững 12
    II3 Bền vững về kinh tế 15
    II4 Bền vững về xã hội 16
    II5 Bền vững về môi trường 19
    III. Phát triển bền vững cho một làng nghề truyền thống 24
    III1 Phát triển kinh tế làng nghề 24
    III2Phạt triển bền vững làng nghề
    27
    Chương ii. Hoạt động kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề sắt thép đa hội 30
    I. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội làng sắt thép đa hội 30
    II. Hiện trạng sản xuất 31
    II1 Quy trình sản xuất 31
    II2 Nhu cầu nguyên nhiên liệu 34
    II3 Nguồn lao động 36
    III. Hiện trạng ô nhiễm môi trường 37
    III1 Môi trường không khí 37
    III1.1 Môi trường không khí khu vực hộ sản xuất 37
    III1.2 Môi trường không khí khu vực dân cư 39
    III2 Hiện trạng môi trường nước 42
    III2.1 Tình hình sử dụng nước 42
    III2.1.1 Nguồn phát sinh ô nhiễm 42
    III2.1.2 Lượng nước thải ra môi trường 43
    III2.2 Đánh giá chất lượng môi trường nước 43
    III2.2.1 Nước ngầm 43
    III2.2.2 Nước mặt 45
    III2.2.3 Nước thải từ quá trình sản xuất 46
    III3. Môi trường đất 47
    Chương iii. đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề đa hội 61
    I. xây dựng mô hình 61
    I1 môi trường 61
    I1.1 Xử lý nước thải sản xuất 61
    I1.1.1 Thí nghiệm 62
    I1.1.2 Xây dựng mô hình công nghệ xử lý nước thải 64
    I1.1.3 Tính toán chi phí 65
    I1.2 Chất thải ở khu vực các lò nấu thép và nung thép 66
    I1.2.1 Xử lý chất thải rắn 66
    I1.2.2 Xử lý khí thải và bụi 66
    I1.3 Nước thải sinh hoạt 67
    I1.4 Rác thải và vệ sinh môi trường 68
    I1.4.1 Rác thải 68
    I1.4.2 Phân gia súc 68
    I2 Mô hình quản lý về văn hoá và xã hội 69
    I2.1 Các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 69
    I2.2 Mô hình quản lý văn hoá 70
    II. Kiến nghị 71
    Kết luận 74
    Chương I. Tiếp cận mô hình phát triển bền vững đối với một làng nghề truyền thống
    I. Khái niệm cơ bản về Phát triển bền vững :
    Phát triển bền vững là sự phát triển đem lại lợi ích lâu dài về mặt kinh tế, xã hội và môi trường mà đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ tương lai. Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới đã định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của bản thân ho” Như vậy việc làm thoả mãn các nhu cầu và ước vọng của con người là mục tiêu chính của sự phát triển. Phát triển bền vững quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên, quan tâm đến việc bảo vệ và chọn lựa kế hoạch hành động thoả mãn nhu cầu cho mọi đối tượng. Nó cho phép sử dụng theo một cách tốt nhất những nguồn tài nguyên có thể bị suy thoái, và chú ý đến việc dùng thay thế bằng một nguồn tài nguyên khác đúng lúc. Sự phát triển bền vững kêu gọi cần nhấn mạnh hơn nữa việc bảo vệ các hệ thống thiên nhiên và nguồn tài nguyên cơ sở mà tất cả mọi sự phát triển đều phải dựa vào đó, cần quan tâm hơn nữa đến công bằng xã hội hiện nay giữa những nước giàu và nước nghèo, cần đặc biệt quan tâm đến tầng lớp người nghèo trên Thế giới và cần thiết phải đặt một kế hoạch về tầm nhận thức sao cho có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước vọng của nhân loại ngày nay. Điều đó đòi hỏi phải có một sự kết hợp chặt chẽ những vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế khi làm quyết định.
    Quan điểm sinh thái nhân văn (Human ecology) đặt con người là tác nhân quyết định, là chủ thể của hành động và cũng là khách thể chịu hệ quả của hành động do chính mình gây ra. Con người vốn có tập quán canh tác, sinh sống và tổ chức xã hội riêng của dân tộc mình sao cho thích hợp với điều kiện tự nhiên do đó quản lý môi trường trước hết là giải quyết các chính sách kinh tế - xã hội, các cơ chế kích thích sự phát triển tổng hợp dân trí, dân sinh, dân chủ với đặc điểm dân tộc của mình.
    Quan điểm sinh thái phát triển (Eco - development) cho rằng sự phát triển phải trên cơ sở các điều kiện sinh thái và hệ thống phát triển luôn ở trạng thái cân bằng trong quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.
    Quan điểm phát triển bền vững (Sustainable development) đòi hỏi sự phát triển trước mắt và lâu dài là không mâu thuẫn, phát triển trước mắt phải tạo cơ sở cho phát triển lâu dài. Phát triển là sự biến đổi theo thời gian, theo nhịp điệu và luỹ tiến. Các giai đoạn của quá trình phát triển đều được biểu thị bởi vectơ định hướng về bền vững, hài hoà giữa các mục tiêu sinh thái với mục tiêu kinh tế, vectơ định hướng đó được đo bằng chỉ tiêu tổng hợp GDP, các tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên mọi sự phát triển đều có tính chất mâu thuẫn, nó diễn ra trong đấu tranh giữa các xu thế đối lập. Trong sinh thái học, đó là mâu thuẫn giữa sinh vật thích nghi với môi trường, giữa phát triển với bảo vệ môi trường. Quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quá trình sinh thái - kinh tế hoá luôn luôn biến đổi thích ứng nhằm bảo đảm cân bằng động thông qua điều khiển của con người. “Phát triển bền vung”+~ (Sustainable development) đang là mục tiêu, là phương châm cho các hoạt động phát triển xã hội.
    Phát triển bền vững là quan hệ tổng hợp giữa xã hội, kinh tế và môi trường. Sơ đồ về mối quan hệ này như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...