Tiểu Luận Ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Với những mầm mống từ rất nhiều năm trước đó, năm 2007 đã đánh dấu sự suy thoái, bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ trong vòng một vài tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cả thế giới chứng kiến sự rung chuyển của hệ thống tài chính Mỹ - quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Đây được xem như cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất xảy ra kể từ 80 năm trở lại đây. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự tác động của cuộc khủng hoảng này không chỉ dừng lại tại Mỹ mà vẫn tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ ra toàn thế giới và cho tới tận thời điểm điểm hiện tại dư âm của nó vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
    Trong vai trò NHTW của nền kinh tế dẫn đầu thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã có những chính sách nào để kéo nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ này? Đó chính là câu hỏi mà nhóm em muốn tìm hiểu thông qua bài tiểu luận “Chính sách ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008”.
    Nội dung bài thảo luận gồm các mục chính như sau:
    I. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ
    II. Chính sách ứng phó với khủng hoảng của FED
    1. Giai đoạn từ 2000 – 2006 những dấu hiệu cảnh báo một cuộc đại khủng hoảng
    2. Giai đoạn 2007: các tổ chức tín dụng thứ cấp bị phá sản.
    3. Giai đoạn đỉnh điểm (2008) – Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn và các năm tiếp theo
    Tổng kết và đánh giá
    Tổng kết và đánh giá
    Tuy là một trong những tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhưng các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của FED được đánh giá là khá đúng đắn và đủ liều lượng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Đặc biệt là mức lãi suất cho vay thấp trong thời gian qua. Mức lãi suất thấp này sẽ giúp giảm bớt chi phí vay, bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng.Có thể nói rằng nền kinh tế Mỹtuy đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn đang trong tình trạng chưa thể tự lực đứng dậy nếu không có sự trợ giúp của các cơ quan điều tiết như Chính phủ Hoa Kỳ và FED. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu không có những đột biến bất ngờ thì với các chính sách hiện nay của FED, nền kinh tế Mỹ sẽ quay trở lại lộ trình phát triển sau 2 năm nữa tức năm 2015, từ đó góp phần đưa nền kinh tế thế giới ổn định trở lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...