Tiểu Luận Ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết Sapir-Whorf ?

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nếu như Sapir có ý kiến rằng: “ Cả hai loại ngôn ngữ phức tạp và đơn giản với tất cả những biến thể phong phú và đa dạng của nó đều có thể được dùng ở bất kì cấp độ nào của tiến trình văn hoá. Khi nói về hình thức ngôn ngữ thì Plato sánh vai cùng với anh chăn lợn Macedonia, Khổng Tử cũng bằng vai phải lứa với anh thợ săn đầu của bộ lạc Assam” thì Whorf đã tiến xa hơn một bước. Dường như điều đó đã được báo trước trong các bài viết khác của Spir về lời tuyên bố rằng một hệ thống trí tuệ hiện thân trong mỗi ngôn ngữ tạo nên hình thể cho tư duy của người nói theo một cách thức chung. Theo Whorf: “Các phạm trù và các kiểu thể loại mà ta phân xuất ra khỏi thế giới cá hiện tượng ta không thể tìm thấy được ở thế giới đó bởi vì chúng sờ sờ ngay trước mặt từng ngườ quan sát. Ngược lại, thế giới hiện lên trong một luồng màu sắc biến ảo của những ấn tượng cần được tổ chức lại trong đầu óc chúng ta. Điều này có nghĩa là, về cơ bản nhờ vào hệ thống ngôn ngữ có trong đầu óc chúng ta”. Trong suốt 40 năm qua đã có rất nhiều nỗ lực nhằm diễn giải lại những ý tưởng cơ bản của Sapir và Whorf được trình bày lúc đầu ở một số bài viết có tính khơi gợi hoặc đôi khi có tính ẩn dụ tương tự hai đoạn trích dẫn trên. Và theo như các tóm tắt của Brown thì dường như Whorf đưa ra hai giả thuyết:
    1. Nhìn chung, những khác biệt về cấu trúc giữa hai hệ thống ngôn ngữ sẽ kèm theo những khác biệt về tri nhận phi ngôn ngữ, dưới một hình thức không cụ thể, ở người bản ngữ nói hai ngôn ngữ đó.
    2. Cấu trúc của tiếng mẹ đẻ của bất kì người nào cũng ảnh hưởng mạnh mẽ hoặc hoàn toàn quyết định cách nhìn thế giới mà người này sẽ có được trong quá trình thủ đắc thứ tiếng đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...