Chuyên Đề ứng dụng vi sinh vật trong ủ chua thức ăn chăn nuôi gia súc

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Nội dung Trang
    Đặt vấn đề . 3
    I. Giới thiệu ủ chua thức ăn chăn nuôi gia súc . 4
    I.1.Định nghĩa 4
    I.2.Ý nghĩa phương pháp ủ chua . 4
    I.3.Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua . 4
    I.3.1.Hệ sinh vật trong nguyên liệu ủ chua 4
    I.3.2.Sinh trưởng và phát triển của vsv trong quá trình ủ chua . 8
    I.3.3.Điều kiện ủ chua . 9
    I.3.4.Cơ sở KH của bổ sung thức ăn giàu TB vào nguyên liệu khó ủ chua . 10
    I.3.5.Các quá trình diễn ra trong hố ủ chua 11
    I.3.6.Những chế phẩm bổ sung để sử dụng vào những thức ăn khó ủ chua . 14
    I.4.Kỹ thuật ủ chua . 15
    I.5.Đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua . 15
    II.Quy trình ủ chua một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc . 18
    II.1.Ủ chua thân lá lạc . 18
    II.1.1.Yêu cầu 18
    II.1.2.Quy trình ủ chua 18
    II.2.Ủ chua rơm tươi . 19
    II.2.1.Chuẩn bị nguyên liệu . 19
    II.2.2.Quy trình ủ chua 19
    II.2.3.Cách sử dụng . 20
    II.3.Ủ chua lá sắn 20
    II.3.1.Nguyên liệu 20
    II.3.2. Chuẩn bị hố ủ . 20
    II.3.3.Cách tiến hành . 20
    II.4.Ủ chua cỏ . 21
    II.4.1.Nguyên liệu 21
    II.4.2.Kỹ thuật ủ chua . 21
    III. Ưu điểm, nhược điểm 22
    IV. Thành tựu, thách thức 23
    V. Kết luận, kiến nghị . 24
    Tài liệu tham khảo . 25
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    [​IMG] Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai, nhím, Khả năng trồng cỏ còn nhiều hạn chế và cỏ vẫn có tính thời vụ nên vào mùa đông, khô hanh cỏ không mọc được thì trâu, bò lại thiếu thức ăn, tăng trọng kém, sụt sữa, chịu rét kém, Với thực trạng này, việc kế thừa và phát hiện những nguồn thức ăn thô xanh khác ngoài cỏ là một hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, ta cần tìm ra một phương pháp để dự trữ nguồn thức ăn này trong mùa khô, đảm bảo hiệu quả chăn nuôi ,đó là phương pháp ủ chua thức ăn chăn nuôi gia súc. Đây là một phương pháp khá đơn giản nên nếu biết thu gom, chế biến và bảo quản hợp lý thì người chăn nuôi sẽ chủ động được nguồn thức ăn rẻ tiền, khắc phục được tính thời vụ và giàu dinh dưỡng, đảm bảo hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
    Lịch sử phát triển :
    Ø Ủ chua (silo) đã xuất hiện khá sớm. Dựa vào những bức tranh cổ trong kim tự tháp, mô tả sinh hoạt của ng­ười nông dân cổ đại mà các nhà sử học đoán rằng, ngư­ời Ai Cập đã biết ủ chua dự trữ thực phẩm cho con ng­ười (Woolford,1984). Các nhà sử học còn cho rằng danh từ silo đ­ược xuất hiện ở Trung cận Đông vào trư­ớc công nguyên. Tại Roma (thủ đô nư­ớc Ý) người ta cũng đã tìm thấy trong kinh thánh (viết vào khoảng năm 100, sau công nguyên) đã có đoạn nói về ủ cỏ xanh ở dưới đất phía trên trát kín bằng một lớp phân trâu, bò.
    Ø Theo tài liệu của Woolford,1984, Schmidt và Wettrau, 1974 thì ở Đức ngư­ời ta mô tả ủ chua ngọn lá củ cải bắt đầu vào thế kỷ 19. Năm 1862 Reiheu ngư­ời Đức đã viết một bài báo đầu tiên về ủ chua và đ­ược xuất bản ở Đức. Ít năm sau, bài báo đó đư­ợc dịch ra tiếng Pháp và công bố trong tạp chí nông nghiệp thực hành vào năm 1870.
    Ø Năm 1877, tác giả Gofart ngư­ời Pháp đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về ủ chua. Cuốn sách đó viết trên cơ sở kinh nghiệm của ông ta trong việc ủ xanh cây ngô. Một năm sau cuốn sách này đ­ược dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Anh và ở Mỹ. Kỹ thuật mới này nhanh chóng đ­ược áp dụng ở các trang trại tại Mỹ. Vào tháng 1/1886 hội nghị quốc tế thế giới lần thứ 5 về ủ chua thức ăn đư­ợc tổ chức ở Mỹ. Kỹ thuật ủ chua đư­ợc áp dụng khá sớm ở Pháp và Mỹ như­ng một hố ủ chua lớn nhất thế giới lúc đó lại đư­ợc tiến hành tại Anh với khối lượng 1.000 tấn. Thực ra, kỹ thuật này chỉ thực sự phổ biến rộng rãi trên thế giới vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, lúc này kỹ thuật ủ chua cũng như­ kỹ thuật cơ giới hoá ủ chua mới khá hoàn thiện (Mc Donald, 1981; Woolford, 1984; Moran, Kaiser và Stokdale, 1989).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...