Báo Cáo Ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các từ viết tắt 5
    Danh mục các bảng 5
    Danh mục các hình 7
    Mở đầu 9
    Chương 1 Phương pháp nghiên cứu
    1.1 Một số vấn đề về phương pháp dự báo ngư trường và quy mô dự báo 16
    1.1.1 Định hướng nghiên cứu và phát triển các phương pháp dự báo ngư trường 16
    1.1.2 Về quy mô dự báo ngư trường và ứng dụng 21
    1.2 Phương pháp thống kê nghiên cứu tương quan cá-môi trường (sử dụng trong dự báo ngư trường hạn ngắn) 23
    1.2.1 Cách tiếp cận 23
    1.2.2 Phương pháp thống kê nghiên cứu tương quan cá-môi trường 27
    1.3 Phương pháp dự báo ngư trường hạn dài (1 năm) 30
    1.3.1 Giới thiệu chung 30
    1.3.2 Giới thiệu mô hình LCA dự báo ngư trường hạn dài (1 năm) 31
    1.4 Kết luận sơ bộ chương 1 33


    Chương 2 Xây dựng hệ thống thông tin dự báo ngư trường khai thác xa bờ
    2.1 Giới thiệu chung 34
    2.2 Một số mô hình hệ thống thông tin phục vụ dự báo ngư trường xa bờ hiện có 36
    2.2.1 Mô hình “Hệ thống thông tin dự báo khai thác xa bờ” 36
    2.2.2 Mô hình “Hệ thống thông tin liên hoàn phục vụ dự báo” 38
    2.3 Triển khai xây dựng hệ thống thông tin dự báo ngư trường khai thác xa bờ 41
    2.3.1 Thông tin chung về hệ thống 41
    2.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu hải dương học 43
    2.3.2.1 Giới thiệu chung về CSDL hải dương và kết quả thu thập dữ liệu 44
    2.3.2.2 Chương trình quản lý dữ liệu hải dương học 47
    2.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá xa bờ 49
    2.3.3.1 Giới thiệu chung về CSDL nghề cá xa bờ và kết quả thu thập dữ liệu 49
    2.3.3.2 Chương trình quản lý dữ liệu nghề cá xa bờ 53
    2.3.4 Xây dựng hệ công cụ xử lý thông tin, triển khai dự báo và truy xuất kết quả 59
    2.3.4.1 Chương trình tính cấu trúc nhiệt biển và năng suất sinh học 60
    2.3.4.2 Chương trình phân tích tương quan cá-môi trường 63
    2.3.4.3 Chương trình dự báo và kiểm tra dự báo ngư trường 65
    2.3.4.4 Những quy ước chung tạm thời về đặt tên các file số liệu và kết quả 70
    2.3.4.5 Tổng hợp các công cụ trong hệ thống thông tin dự báo ngư trường

    2.4 Kết luận sơ bộ chương 2 72
    Chương 3. Xây dựng mô hình và quy trình công nghệ dự báo ngư trường khai thác xa bờ
    3.1 Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mô hình và quy trình công nghệ dự báo ngư trường hạn ngắn ở vùng biển xa bờ miền Trung 73
    3.1.1 Xây dựng mô hình thống kê dự báo hạn ngắn ngư trường xa bờ 73
    3.1.1.1 Yêu cầu số liệu 73
    3.1.1.2 Xây dựng tương quan cá-môi trường hạn tháng 74
    3.1.1.3 Xây dựng tương quan cá-môi trường hạn 10 ngày và hạn mùa 75
    3.1.2 Xây dựng quy trình dự báo hạn ngắn ngư trường xa bờ 77
    3.1.2.1 Ví dụ mẫu về quá trình xây dựng dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu hạn tháng cho tháng 5-2009 77
    3.1.2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu tháng 5-2009 84
    3.1.2.3 Quy trình công nghệ dự báo hạn ngắn ngư trường xa bờ 86
    3.1.3 Sơ đồ tổng quát quy trình dự báo ngư trường xa bờ 88
    3.2 Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mô hình và quy trình dự báo ngư trường hạn dài (1 năm) ở vùng biển xa bờ miền Trung 90
    3.2.1 Xây dựng quy trình giải số cho mô hình LCA kết hợp dự báo Thompson and Bell 90
    3.2.2 Xây dựng chương trình (phần mềm) LCAm 94
    3.2.2.1 Mô đun phân tích số liệu 94
    3.2.2.2 Mô dun tính toán của mô hình 96
    3.2.3 Các số liệu đầu vào và kết quả truy xuất của LCAm 96
    3.2.4 Ví dụ dự báo thực nghiệm ngư trường nghề rê trong năm 2009 98
    3.2.5 Quy trình dự báo hạn dài 1 năm ngư trường khai thác xa bờ 1003.3 Kết luận sơ bộ chương 3 100


    Chương 4. Triển khai các mô hình và quy trình công nghệ dự báo thực nghiệm ngư trường khai thác xa bờ và đánh gía kiểm chứng dự báo
    4.1 Triển khai mô hình và quy trình dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu hạn 1 tháng và 10 ngày 101
    4.1.1 Chuẩn bị số liệu và xây dựng tương quan cá-môi trường 101
    4.1.1.1 Chuẩn bị số liệu môi trường 101
    4.1.1.2 Chuẩn bị số liệu cá 105
    4.1.1.3 Phân tích tương quan cá-môi trường 106
    4.1.2 Chuẩn bị số liệu dự báo và số liệu kiểm tra dự báo thực nghiệm 107
    4.1.2.1 Triển khai phân tích, dự báo trường 3D nhiệt biển và tính toán các đặc trưng cấu trúc nhiệt biển và năng suất sinh học bậc thấp 107
    4.1.2.2 Chuẩn bị số liệu kiểm tra dự báo 111
    4.1.3 Các kết quả triển khai dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu hạn tháng và 10 ngày trong năm 2009-2010 112
    4.2 Triển khai mô hình và quy trình dự báo thực nghiệm ngư trường hạn mùa cho nghề câu, rê, vây 122
    4.3 Triển khai mô hình và quy trình dự báo thực nghiệm ngư trường hạn 1 năm cho nghề câu, rê, vây 131
    4.3.1 Chuẩn bị số liệu 131
    4.3.2 Các kết quả triển khai dự báo ngư trường hạn 1 năm 134
    4.3.2.1 Dự báo năm 2010 cho nghề câu 134
    4.3.2.2 Dự báo năm 2010 cho nghề rê 138
    4.3.2.3 Dự báo năm 2010 cho nghề vây 139
    4.3.2.4 Đánh giá chung dự báo ngư trường xa bờ hạn 1 năm 140
    4.4 Đánh giá, kiểm chứng dự báo ngư trường 141
    4.4.1 Kiểm chứng dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu hạn tháng và 10 ngày theo số liệu từ CSDL 143
    4.4.2 Kiểm chứng độc lập dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu hạn tháng theo số liệu phiếu điều tra phỏng vấn 146
    4.4.3 Kiểm chứng dự báo thực nghiệm ngư trường hạn mùa cho các nghề câu, rê, vây 148
    4.4.4 Đánh giá chung kết quả kiểm chứng dự báo ngư trường 149
    4.5 Đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác và quản lý có hiệu quả ngư trường xa bờ miền Trung 151
    4.5.1 Hiện trạng các hoạt động khai thác xa bờ ở Việt Nam 152
    4.5.1.1 Cơ hội phát triển khai thác hải sản xa bờ 152
    4.5.1.2 Những tồn tại và thách thức đối với khai thác hải sản xa bờ 153
    4.5.1.3 Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động khai thác xa bờ 155
    4.5.2 Kết quả thu thập thông tin phản hồi từ sản xuất 157
    4.5.3 Định hướng tổ chức khai thác hiệu quả ngư trường xa bờ 160
    4.5.3.1 Tăng cường và mở rộng nghiên cứu, không ngừng nâng cao chất lượng và vai trò của dự báo ngư trường phục vụ khai thác xa bờ
    4.5.3.2 Những vấn đề liên quan đến quản lý 160
    4.6 Kết luận sơ bộ chương 4 163


    Kết luận và kiến nghị 164
    Kết luận 164
    Kiến nghị 166
    Tài liệu tham khảo 170
    Các phụ lục
    Phụ lục 1: Các kết quả dự báo thực nghiệm ngư trường nghề câu hạn 10 ngày 175
    Phụ lục 2: Các bản dự báo ngư trường hạn 1 năm (2009 và 2010) 193

    MỞ ĐẦU
    Cá ngừ nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng thuộc nhóm cá nổi lớn đại dương, là đối tượng rất được quan tâm trong hoạt động khai thác hải sản trên thế giới. Mặt hàng cá ngừ và sản phẩm chế biến từ cá ngừ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa của nhiều nước, kể cả ở Việt Nam. Hàng năm các đội tàu khai thác cá ngừ của 80 nước trên thế giới đánh bắt khoảng 4 triệu tấn, trong đó khoảng 65% khai thác ở Thái Bình Dương, 21% ở Ấn Độ Dương và 14% ở Đại Tây Dương. Riêng khu vực trung tâm và tây Thái Bình Dương, cá ngừ vây vàng là một trong các đối tượng chủ yếu của các nghề khai thác cá ngừ với sản lượng hàng năm khoảng từ 320.000 đến gần 500.000 tấn [49, 57]. Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác chính của các nghề câu, rê, vây tại vùng biển xa bờ miền Trung và giữa Biển Đông
    (XBMT&GBĐ), chiếm vị trí thứ 3 trong cơ cấu hàng xuất khẩu thuỷ hải sản (sau tôm và cá tra) tới hơn 60 nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/6/2010, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ các loại của cả nước đạt trên 147 triệu USD, tăng 71,2% về lượng và 98% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009 (VOVNew 21-7-2010 [35]). Trước 2005, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương hàng năm của chúng ta đạt trên 10 nghìn tấn [9, 22], tương đương giá trị trên 1000 tỷ đồng . Hiện tại, chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2010 và chỉ tính riêng 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên, sản lượng khai thác cá ngừ đã đạt 8,2 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2010 [12]), tương đương giá trị cỡ 1100 tỷ đồng (gần 60 triệu USD). Chính vì vậy (ngoài nguyên nhân nguồn lợi cá cá gần bờ đã và đang bị khai thác quá mức), trong chiến lược phát triển ngành thuỷ sản, Nhà nước vẫn xác định mục tiêu ưu tiên phát triển các nghề đánh bắt xa bờ, tiến tới vươn ra các ngư trường quốc tế, đồng thời đã chọn cá ngừ đại dương là một trong những đối tượng hàng đầu để phát triển nghề khai thác xa bờ [9]. Việc thành lập Hiệp hội cá ngừ Việt Nam tháng 11-2010 và sau đó là các Hiệp hội cá ngừ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên đã cho thấy sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước đối với vấn
    đề này. Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XI cũng chỉ rõ định hướng phát triển kinh tế biển 5 năm tới (2011-2015) là “ Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hóa các cơ sở chế biến thủy hải sản ”.
    Vươn khơi khai thác xa bờ với các loại nghề chủ yếu là câu vàng, lưới rê và lưới vây đã và đang được sự khuyến khích, đầu tư của Nhà nước và hiện
    đã trở thành các hoạt động phổ biến của ngư dân và các doanh nghiệp, nhất là ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đối tượng khai thác chính của các nghề nêu trên là nhóm cá nổi lớn đại dương, trong đó có một số loài thuộc họ cá thu ngừ (Scombridae) như cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus), cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) v.v . rất có giá trị kinh tế. Mặc dù đã có được vị trí nhất định trong cơ cấu ngành nghề khai thác biển, song hoạt động khai thác xa bờ cho đến nay vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của ngư dân nên sản lượng khai thác không ổn định, đầu tư cho sản xuất kém hiệu quả, nhất là trong vài ba năm gần đây khi giá nhiên liệu và giá sản phẩm khai thác có những biến động không lường trước. Điều này khẳng định rằng, khai thác biển nói chung và khai thác xa bờ nói riêng không chỉ đòi hỏi về đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, lực lượng lao động và năng lực quản lý phù hợp mà còn rất cần sự đóng góp của khoa học nghề cá, trong đó dự báo ngư trường khai thác xa bờ là một yêu cầu cấp thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...